| Hotline: 0983.970.780

Đời ai gương vỡ khó lành?

Thứ Ba 10/12/2019 , 08:29 (GMT+7)

Phiên tòa phúc thẩm vụ ly dị giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã được tuyên án, nhưng cuộc giằng co của họ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. 

Cuộc giằng co giữa ông Vũ và bà Thảo vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Bởi lẽ, hầu hết kháng nghị của cả hai bên về bản án sơ thẩm đều bị bác bỏ. Đặc biệt, phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo khẳng định tiếp tục kiện giám đốc thẩm để đòi lại công bằng.

Quyền nuôi nấng bốn đứa con chung Bình Nguyên, Trung Nguyên, Tây Nguyên và Thảo Nguyên được giao cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Thế nhưng, cổ phần tại tập đoàn Trung Nguyên lại được quyết định trao toàn quyền cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Nhóm luật sư đại diện cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã nêu ra 4 điểm bất cập ở phiên tòa phúc thẩm.

Thứ nhất, điều sai phạm nghiêm trọng nhất trong cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm ở chỗ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bị Tòa án ngang nghiên cưỡng đoạt quyền cổ đông, hoán đổi toàn bộ cổ phần thành tiền một cách phi lý.

Quyết định này, tại một phiên xử ly hôn, là vượt quá thẩm quyền của Hội đồng xét xử, vi phạm nghiêm trọng Luật Doanh nghiệp, thực sự gây hoang mang trong cộng đồng doanh nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp khởi nghiệp từ mô hình gia đình, hai vợ chồng chung sức xây dựng từ lúc còn tay trắng.

Thứ hai, phán quyết về giá trị tài sản của Trung Nguyên mà toà sơ thẩm và phúc thẩm tuyên hoàn toàn không thỏa đáng. Tính đên giờ, thương hiệu Trung Nguyên chưa hề được định giá.

Và theo ước tính của giới chuyên môn, thương hiệu này trị giá ít nhất 23 ngàn tỉ, và nếu căn cứ theo doanh thu hiện tại thì việc chia cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo số tiền mà nếu quy đổi chỉ bằng 2 năm lợi nhuận từ toàn bộ Tập đoàn Trung Nguyên thì thiệt hại của “bà chủ Trung Nguyên” quá lớn.

Đó là sự ép uổng không chỉ về tiền mà còn về quyền được hưởng, được làm chủ số cổ phần của mình cũng như quyền điều hành trong Trung Nguyên.

Thứ ba, các tài sản yêu cầu phân chia đều là các công ty được thành lập sau thời kỳ kết hôn năm 1998, hoàn toàn không thấy bóng dáng của Cơ sở Cà phê Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập trước đó vào năm 1996.

Không có bất kỳ tài liệu nào chứng minh có sự chuyển tiếp hoặc chuyển giao từ cơ sở này sang các công ty được thành lập sau đó. Duy nhất tên Trung Nguyên được dùng lại nhưng nhãn hiệu này được đăng ký nhãn hiệu lần đầu vào năm 2003 (sau thời điểm kết hôn).

Mặt khác, hội đồng xét xử lại đánh tráo khái niệm một cách vô căn cứ, trái pháp luật về “Học thuyết cà phê Trung Nguyên… Triết đạo nhân sinh” để nhằm đánh giá công lao của ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong tập đoàn Trung Nguyên nhiều hơn bà Lê Hoàng Diệp Thảo… từ đó chia theo tỷ lệ 60-40 trong khối tài sản chung...

Trong khi Luật quy định một người làm công việc “nội trợ” trong gia đình cũng được tính bằng công sức người đi làm (trường hợp này bà Lê Hoàng Diệp Thảo đóng cả 2 vai).

Thứ tư, toàn bộ sai phạm về thủ tục tố tụng và sai phạm về nội dung của bản án sơ thẩm đều hoàn toàn bị bỏ qua và tiếp tục lặp lại trong phiên phúc thẩm. Tiêu biểu, 2/3 thẩm phán trong Hội đồng xét xử đã từng tham gia xét xử chính vụ án này trước đó và đã từng không chấp nhận kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, nay vẫn tiếp tục được giữ vị trí quan tòa.

Không ai phủ nhận, Trung Nguyên là một thương hiệu lớn của Việt Nam. Vụ án ly dị giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã kéo dài hơn 4 năm, không chỉ liên quan đến tài sản nghìn tỷ mà còn tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của tập đoàn cà phê này. Vì vậy, những phán quyết không được thấu tình đạt lý đã kích nộ cả hai phía tiếp tục leo thang căng thẳng. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo không ngần ngại tố cáo chồng có vấn đề về sức khỏe tâm thần, cần được chữa trị nghiêm túc. Ngược lại, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng dùng nhiều ngôn từ gay gắt để yêu cầu vợ “nên sám hối mới mong chuộc bớt tội lỗi”.

Ở trong chăn biết chăn có rận. Ranh giới giữa tri âm và thiên địch chỉ là lằn ranh mỏng manh, khi vợ chồng không còn tình nghĩa phu thê. Dẫu biết gương vỡ khó lành, nhưng cái cách ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang giằng co với nhau, khiến công chúng càng thêm âu lo cho thương hiệu Trung Nguyên.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm