| Hotline: 0983.970.780

Đối mặt hạn, mặn

Thứ Năm 04/06/2015 , 09:53 (GMT+7)

Nắng hạn gay gắt kéo dài và xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng khiến SX lúa hè thu (HT) ở Kiên Giang bị chậm so với lịch thời vụ. 

Sự chậm trễ này còn ảnh hưởng đến vụ lúa thu đông...

Chờ mưa mới dám xuống giống

Theo kế hoạch, vụ lúa HT 2015 toàn tỉnh sẽ gieo sạ 301.184 ha, được khuyến cáo xuống giống tập trung làm 3 đợt chính, từ 20/3 - 10/6.

Thế nhưng, cho đến trung tuần tháng 5, các huyện trong tỉnh mới xuống giống được gần 138.000 ha, đạt 45,8% kế hoạch. Nguyên nhân do thời tiết nắng hạn kéo dài, nhiều địa phương không thể xuống giống theo khung thời vụ.

Một số huyện có diện tích SX lớn như: Hòn Đất 80.450 ha, mới xuống giống được 20.000 ha, Kiên Lương gieo sạ được 2.200/18.000 ha, Gò Quao 5.204/25.000 ha.

Riêng các huyện Vùng U Minh Thượng gồm: An Biên (18.750 ha), Vĩnh Thuận (9.504 ha), U Minh Thượng (12.000 ha) và An Minh (735 ha) đến nay vẫn chưa thể xuống giống mà phải chờ có mưa nhiều.

Lão nông Nguyễn Hòa An, ở xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, dẫn chúng tôi ra sau nhà, chỉ mảnh ruộng hơn 3 ha đang được cày ải phơi đất, nói: “Nếu thời tiết thuận lợi thì bà con nơi đây đã gieo sạ cả tháng rồi. Nhưng trời nắng gay gắt quá, nước sông lại bị nhiễm mặn nên đành phải chờ có mưa to mới dám ngâm giống.

Nhưng càng chờ càng nắng hạn, đành kêu máy cày ải để phơi đất, chấp nhận trễ thời vụ cho chắc ăn, khi nào mưa nhiều mới xuống giống”.

Ông Cao Văn Kề, Phó Trưởng phòng NN-PTNT Gò Quao cho biết, nguyên nhân huyện xuống giống lúa HT chậm là do năm nay nắng hạn khá gay gắt, nước mặn lấn sâu vào nội đồng nên nông dân không thể bơm nước lên gieo sạ.

Mọi năm nồng độ nhiễm mặn cao nhất trên các tuyến sông trên địa bàn huyện chỉ khoảng 10%o nhưng chỉ tăng lên vài ngày rồi lại giảm.

Còn năm nay nồng độ mặn cao hơn, xâm nhập sâu hơn vào nội đồng với thời gian kéo dài.

Nguyên nhân do mùa lũ năm rồi rất thấp, nước từ thượng nguồn đổ quá về ít, nên nước mặn theo các cửa sông xâm nhập sâu vào đất liền. Vì vậy, buộc phải chờ có mưa nhiều nông dân mới có thể xuống giống để tránh bị thiệt hại.

Theo Chi cục Thủy lợi Kiên Giang, từ đầu tháng 5 cho đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có mưa ở một số nơi, nên nồng độ và chiều sâu xâm nhập mặn đã bắt đầu giảm nhẹ.

Nguồn xâm nhập mặn chủ yếu do nước biển theo các cửa sông chưa có công trình ngăn mặn được triều cường đẩy sâu vào đất liền. Tuy độ mặn đã giảm nhưng với nồng độ như vậy nhiều nơi nông dân vẫn chưa thể bơm tát vào ruộng để làm đất.

Cụ thể, tại đầu kênh Rạch Giá - Long Xuyên (cách biển 2 km), độ mặn đã giảm từ 8%o xuống còn 4%o. Kênh Rạch Giá - Hà Tiên, tại cầu số 1 (cách biển 4 km), giảm từ 7%o xuống còn 2%o. Kênh Cái Sắn, tại cầu Quằng (cách biển 4 km), giảm từ 7%o xuống còn 3%o.

Sông cái Lớn, tại Xẻo Rô (cách biển 10 km), giảm từ 14%o xuống còn 13%o; tại Cái Nước (cách biển 21 km), từ 10%o xuống còn 8%o; tại chợ Gò Quao (cách biển 39 km), từ 6%o giảm còn 4%o.

Ảnh hưởng dây chuyền

Theo kế hoạch bố trí địa bàn, diện tích SX lúa TĐ 2015 của Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong 90.000 ha toàn tỉnh, huyện Gò Quao có 7.100 ha và U Minh Thượng 2.900 ha.

Tuy nhiên, do tình hình nắng hạn nên nông dân ở các huyện nói trên không thể xuống giống lúa HT sớm theo đúng lịch thời vụ, gây ảnh hưởng đến lịch thời vụ của vụ lúa tiếp theo.

Phó trưởng phòng NN-PTNT Gò Quao, ông Cao Văn Kề, cho biết, trong tổng số 7.100 ha quy hoạch làm lúa 3 vụ/năm của huyện, tập trung ở các xã: Vĩnh Trung, Vĩnh Thắng, Thới Quản, Vĩnh Hòa Hưng Bắc và Vĩnh Hòa Hưng Nam thì chỉ có khoảng gần 600 ha giáp với TP Vị Thanh (Hậu Giang), được nguồn nước ngọt từ dòng kênh xáng Xà No đổ về thì nông dân chủ động gieo sạ sớm, đúng lịch thời vụ.

Diện tích còn lại bị trễ thời gian, đành phải bỏ vụ lúa TĐ, gây ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu kế hoạch SX lương thực của huyện được tỉnh giao.

Th.S Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, đến thời điểm này toàn tỉnh mới gieo sạ chưa được 50% diện tích lúa HT là chậm so với kế hoạch cũng như so cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình nắng hạn, nhiều diện tích SX lệ thuộc vào nước trời nên buộc lòng nông dân phải đợi có mưa nhiều mới xuống giống được.

Một số diện tích quy hoạch làm lúa 3 vụ/năm, nông dân xuống giống vụ lúa HT trễ, không thể làm tiếp vụ TĐ.

Tuy nhiên, phần lớn diện tích quy hoạch làm lúa TĐ của tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất… chủ động được nước ngọt bơm tưới, nông dân đã tranh thủ xuống giống sớm, đảm bảo đủ thời gian SX vụ lúa TĐ, không bị ảnh hưởng nhiều.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất