| Hotline: 0983.970.780

Đối mặt khan hiếm thực phẩm sau bão lũ

Thứ Hai 13/11/2017 , 10:15 (GMT+7)

Thiệt hại nặng nề về nông nghiệp, nhất là rau màu, thủy sản có thể khiến các tỉnh Nam Trung Bộ đối mặt với tình trạng khan hiếm thực phẩm trong thời gian tới.

Đối với trồng trọt, công tác khôi phục SX đối với cây ngắn ngày đang là yêu cầu cấp thiết.

14-43-41_nh_1
Nam Trung Bộ sẽ khan hiếm thực phẩm trong thời gian tới

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), bão lũ do cơn bão số 12 đã gây thiệt hại trên diện rộng cả Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng diện tích cây trồng các loại bị thiệt hại từ 30% trở lên khoảng 53.600ha. Trong đó, mía là cây trồng bị thiệt hại nặng nhất với khoảng 18.000ha; cây ăn quả khoảng 3.000ha và cây công nghiệp khoảng 4.000ha (chủ yếu là cao su với khoảng 2.000ha)...

Đối với cây lúa, chỉ có khoảng 9.500ha bị thiệt hại do diện tích lúa mùa ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã cơ bản thu hoạch xong trước khi bão số 12 đổ bộ, nhất là Bình Định có diện tích lúa khá lớn (khoảng 14.000ha) đã thu hoạch xong, chỉ còn lại diện tích rất ít khi gặp mưa bão. Khánh Hòa là tỉnh có diện tích lúa bị thiệt hại nặng nhất với khoảng 7.000ha...

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, năm 2017, do cả 2 vụ ĐX và HT ở các tỉnh Nam Trung Bộ đều được mùa, với sản lượng lúa tăng khoảng 400 nghìn tấn so với mọi năm nên vấn đề về lương thực sau mưa lũ ở khu vực này sẽ không có nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên đối với cây thực phẩm, rau màu các loại, có thể xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ trong thời gian ngắn, khoảng 2 - 3 tuần nữa. Theo thống kê sơ bộ của các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tổng diện tích rau màu các loại bị thiệt hại do mưa lũ vào khoảng 7.000ha.

Ông Sơn cho biết, thời vụ gieo trồng rau màu của các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thường chỉ tập trung sau ngày 23 tháng 10 âm lịch hàng năm (hiện mới chỉ cuối tháng 9 âm lịch) để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của dịp cuối năm. Vì vậy khi bão vào, diện tích cây thực phẩm ngắn ngày đã xuống giống ở 2 vùng này vẫn còn khá ít. Bên cạnh đó, vựa rau Đà Lạt có vai trò rất lớn đối với khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nhưng may mắn là trong đợt mưa lũ vừa qua diện tích thiệt hại của vựa rau này không quá lớn, chỉ khoảng 240ha, vì vậy nguồn cung để bổ sung cho các tỉnh bị thiệt hại vẫn sẽ khá tốt. “Năm 2016, lũ ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên muộn hơn năm nay rất nhiều, phải tới đầu tháng 11/2016 mới rút hẳn, nhiều vùng rau phải gieo đi gieo lại 2 - 3 lần. Tuy nhiên năm nay, lũ rút sớm hơn nên thời vụ gieo trồng cây rau màu các loại của vùng này vẫn còn rất thoải mái. Vấn đề lo ngại nhất là sẽ có thêm mưa lũ ở vùng này”, ông Sơn đánh giá.

Cũng theo Cục trưởng Cục Trồng trọt, sau thiệt hại nặng nề đối với các diện tích cây vụ đông ưa ấm với tổng diện tích lên tới 30.000ha, hiện tình hình SX vụ đông tại các tỉnh phía Bắc, nhất là ĐBSH đang được đẩy rất nhanh. Đến thời điểm này, tổng diện tích cây vụ đông phía Bắc đã đạt khoảng 250.000ha, trong đó chủ yếu là cây rau các loại. Tuy nhiên, có thể phải 2 - 3 tuần nữa, rau vụ đông ở phía Bắc mới thu hoạch được. Vì vậy, tình hình khan hiếm rau vẫn có thể diễn ra tại các tỉnh bị thiệt hại của bão lũ, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời gian tới.

"Sau mưa lũ, nguy cơ bệnh hại đối với các loại cây trồng là rất cao. Nhất là bệnh lở thối rễ, chết yểu rất hay xảy ra và tàn phá hàng loạt đối với cây trồng. Đối với các vùng có thể khôi phục được SX, xới đất phá váng xong có thể tưới phân đạm nhẹ, bổ sung thêm lân để cây ra rễ mới, kết hợp với thuốc đặc hiệu bón gốc để xử lí nấm trên đất gây chết cây con. Các diện tích trồng lại phải có biện pháp khử trùng đất."

Ông Nguyễn Hồng Sơn

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm