| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới kỳ thi Quốc gia, nhận phần khó về mình!

Chủ Nhật 14/06/2015 , 19:27 (GMT+7)

“Nói tóm tắt đổi mới kỳ thi lần này, chúng tôi quán triệt các thầy cô giáo, các nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục nhận phần khó khăn về phía mình và tạo thuận lợi tối đa cho học sinh”.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã nói như vậy trong phiên trả lời chất vấn QH.

ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho rằng, Bộ GD-ĐT thực hiện chủ trương tổ chức kỳ thi quốc gia kết hợp giữa tuyển sinh đại học và tốt nghiệp THPT theo cụm chưa nhận được sự đồng thuận cao của xã hội. Vì cách tổ chức thi theo cụm có tác động đến tỷ lệ học sinh đăng ký thi quốc gia ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc.

Về điều này Bộ trưởng cho biết, có 2 loại cụm thi: Một loại dành cho các cháu chỉ có nhu cầu thi tốt nghiệp THPT thi tại địa phương. Theo báo cáo của các tỉnh đều là thi tại huyện.

Với các cháu thi đại học, chúng tôi bố trí 38 cụm. Thay đổi này không làm cho các cháu và gia đình vất vả khó khăn như trước, mà giảm số lần đi. Trước đây các cháu thi khối A xong lại thi khối B thì lại phải lên tàu đi đến một tỉnh khác thi khối thứ 2, bây giờ chỉ thi và đi một lần.

Với các cháu ở miền núi, do điều kiện khó khăn và sự thiệt thòi không được hưởng các dịch vụ giáo dục đầy đủ như các bạn ở vùng thuận lợi thì Chính phủ và Bộ GD-ĐT đã có những quy định về chế độ ưu tiên, điểm khu vực. Các cháu chỉ đăng ký để thi tốt nghiệp mà không đăng ký lấy kết quả thi xét tuyển đại học thì các cháu vẫn có cơ hội vào đại học. Đó là có trên 150 trường đại học và cao đẳng tự chủ tuyển sinh.

“Cử tri cho rằng việc tổ chức cụm thi tại các địa phương có thể tạo ra sự không công bằng về kết quả. Bộ trưởng sẽ giải quyết như thế nào để đảm bảo kỳ thi khách quan” - ĐB Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) chất vấn.

Băn khoăn này, được Bộ trưởng hóa giải bằng các quy định trong quy chế. Các hội đồng thi cũng như Bộ sẽ triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra, phúc tra một cách kỹ lưỡng. Kể cả khi các cháu vào học rồi việc thanh tra, kiểm tra vẫn được tiếp tục để đảm bảo sự công bằng, nhất quán cho các cháu.

Chất vấn của ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) liên quan tới 10.000 học sinh của Phú Yên phải vào Khánh Hòa thi. Theo ĐB Chi, Phú Yên có 2 trường đại học nhưng tại sao không tổ chức thi mà phải vào Khánh Hòa?

Về điều này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng trong quá trình triển khai các bước đã làm rất kỹ, nhiều vòng, nhiều lần với giám đốc các Sở GD-ĐT. Trong đó đề nghị giám đốc sở báo cáo với Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tranh thủ sự chỉ đạo. Khi có đầy đủ thông tin chúng tôi mới đi đến phương án quyết định.

ĐB hỏi một số huyện gần với Quy Nhơn, Khánh Hòa sao không cho vào đó thi? Điều này chúng tôi sẵn sàng nếu địa phương có ý kiến. Ví dụ khi Long An có ý kiến huyện giáp ranh TP. HCM các cháu về TP.HCM thuận lợi hơn chúng tôi đồng ý ngay.

“Nguyên tắc là tạo thuận lợi tối đa cho các cháu, không có câu nệ vào địa giới. Rất tiếc chúng tôi không nhận được ý kiến của Phú Yên. Hiện tất cả công việc đã đi vào phút cuối cùng, giấy báo đã gửi nên rút kinh nghiệm để đến năm sau, năm nay không thể đảo lại, dễ gây tâm lý cho các cháu” – Bộ trưởng nói.

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất