| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới nhận thức trước

Thứ Năm 07/10/2010 , 12:38 (GMT+7)

Đi về xã NTM, nơi có cánh đồng mẫu nổi tiếng nhất Sóc Trăng. Mùi hương lúa, hương rạ như còn phản phất đâu đây sau mùa hội thi máy gặt lúa.

Bến phà Đại Ngãi vừa mới nâng cấp hiện đại, rộng rãi. Ô tô đi từ TP Sóc Trăng muốn vượt sông Hậu sang Cù Lao Dung và thẳng tới Trà Vinh cứ bon bon theo quốc lộ 60. Đường sá láng nhựa chạy ngang qua xã Trường Khánh, huyện Long Phú (Sóc Trăng). Bộ mặt làng xóm quê lúa có thêm niềm vui rộn ràng. Đi về xã NTM, nơi có cánh đồng mẫu nổi tiếng nhất Sóc Trăng. Mùi hương lúa, hương rạ như còn phản phất đâu đây sau mùa hội thi máy gặt lúa cách đây dăm hôm.

Giúp dân hiểu rõ NTM

Nông dân trong vùng biết tới Trường Khánh chừng 10 năm gần đây. Hơn 10 năm trước Trường Khánh là một vùng đất thuần nông, nghèo khó, đời sống nông dân quanh năm tay lấm chân bùn. Mùa mưa lầy lội, đường đá mấp mô, nhà cửa dân chúng lụp xụp. Bước tiến nhanh của Trường Khánh trong những năm qua là nhờ nông dân bắt nhịp chuyển biến nhanh trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Sản lượng lúa của toàn xã đạt hơn 35.000 tấn/năm và năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay nhờ nhiều chương trình đầu tư của Nhà nước về cầu đường, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế. Nhờ đó đời sống tinh thần, vật chất của người dân được nâng lên.

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn lại thì không phải không còn những băn khoăn, lo ngại ở Trường Khánh. Đó là chuyện xây nhà ở tự phát theo hành lang đường, ven kênh rạch; do thiếu qui hoạch, môi trường nông thôn ngay càng ô nhiễm. Một bộ phận nhỏ có đời sống phát triển khá hơn thì đã xuất hiện những lối sống thực dụng, trái với thuần phong mỹ tục. Vì vậy cho tới bây giờ, khi bắt tay xây dựng mô hình NTM, có ý kiến ra vào rằng với cái nền mỏng như thế Trường Khánh muốn đi lên sẽ gian nan.

Anh Dương Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Trường Khánh, là một trong những cán bộ trẻ, năng nổ, tháo vát, cho rằng: Hiện xã đã lập đề án định hướng qui hoạch đến năm 2011 và tầm nhìn đến năm 2020. Đây là cơ sở cho việc đầu tư xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình xây dựng theo tiêu chuẩn xã NTM. Muốn xây dựng NTM trước tiên là phải làm đổi mới ý thức của người dân trong xã, tạo động lực giúp dân chủ động sản xuất, phát triển KT- XH, nâng cao đời sống người dân. Phải làm cho người dân hiểu rõ tới khi xã NTM xây dựng thành công, khoảng cách đời sống người dân nông thôn và thành thị ngày càng thu hẹp.

Trường Khánh là 1 trong 10 xã được Sóc Trăng được chọn làm xã điểm để xây dựng NTM. Lúc đầu cán bộ và nhân dân trong xã nghe tin, ai cũng náo nức vì những tưởng Trường Khánh có gần đủ các điều kiện đáp ứng theo các tiêu chí. Nào ngờ sau khi lập đề án xây dựng xã NTM, các cán bộ xã ngồi rà lại theo 19 tiêu chí quốc gia mới biết còn nhiều tiêu chí chưa đạt được. Cụ thể như xã chưa có qui hoạch, hiện trạng giao thông bộ, thủy lợi chưa đạt; điện đã kéo về nông thôn kỹ thuật đạt nhưng hộ sử dụng điện chưa đạt; trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu bưu điện; các tiêu chí phát triển kinh tế; văn hóa xã hội môi trường…đều cần có sự đầu tư bổ sung. 

Xã Trường Khánh có 3.038ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp 2.778ha. Toàn xã có 3.985hộ với 18.715 người, 48% là đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó 7.597 người lao động nông nghiệp, chiếm 84% người trong độ tuổi lao động.
Nếu phân tích thêm, nhìn lại những năm qua tổng nguồn vốn đầu tư từ các chương trình của Trung ương và địa phương đã rót về hơn 17 tỉ đồng đã hỗ trợ xã vượt khó khăn, tạo điều kiện đời sống người dân được nâng lên. Ở một xã làm lúa giỏi nhất nhì Sóc Trăng, nông dân giàu kinh nghiệm và nhạy bén áp dụng kỹ thuật mới song với 1/3 nông dân không đất và chỉ là lao động làm thuê thì cho dù có hơn 60% đất lúa vùng ngọt có thể làm 2-3 vụ và đạt mức bình quân đầu người 2 tấn lúa/năm thì khó nâng cao thu nhập nông dân. Đó là chưa kể tới giá cả lúa thóc phụ thuộc vào thị trường, các yếu tố ảnh hưởng do thời tiết, dịch bệnh.

“Xây dựng xã NTM nếu đạt, tôi hình dung đời sống người dân an cư lạc nghiệp, làng xóm khang trang. Tuy nhiên từ nay đến hết năm 2011 quá cận kề. Sự trợ lực từ các chương trình đầu tư từ Trung ương, tỉnh đến hết năm 2010 hết kế hoạch. Con đường đưa Trường Khánh đi lên xã NTM quả không đơn giản chút nào. Nếu cần nguồn trợ lực qua tính toán cần nguồn vốn phân bổ thêm 12 tỉ đồng hoàn thiện theo 19 tiêu chí nhưng hơn hết bản thân xã phải tự vận động lên”, Chủ tịch xã Trường Khánh tâm sự.

Khó nhất tăng thu nhập

Anh Dũng băn khoăn: “Trường Khánh có thế mạnh về nông nghiệp, đất đai phần lớn là đất ruộng 2.227ha và còn lại 444ha đất vườn tạp, do đó điểm khó nhất trong 19 tiêu chí của xã NTM là nâng cao thu nhập cho một xã thuần nông là rất khó. Theo sau đó, các chỉ tiêu phải giảm lao động nông thôn xuống còn dưới 35%; lao động qua đào tạo phải đạt 20%. Hiện nay toàn xã có hơn 18.700 người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 48%, hộ nghèo chiếm 11,9%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của xã là 11,2 triệu đồng/người, nhưng theo đề án xây dựng phấn đấu tới năm 2011 phải đạt tới 1.144 USD/năm”.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.