| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới sáng tạo trong ngành sản xuất rau hoa quả

Chủ Nhật 29/11/2020 , 09:28 (GMT+7)

Buổi “trình làng” CLB Đổi mới sáng tạo cũng là ngày Hội thảo kiện toàn cơ cấu tổ chức, xác định tôn chỉ, mục đích, định hướng và kế hoạch hoạt động của CLB.

Vừa qua, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Chương trình Aus4lnnovation (Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Liên bang Úc - CSIRO), thành lập “Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo: Kế hoạch hành động và cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ ngành rau hoa quả” (CLB Đổi mới sáng tạo).

Theo đó, Hội thảo đã xác định CLB Đổi mới sáng tạo có tên giao dịch quốc tế là: Horticulture Innovation Club (Viết tắt HCIC); Trụ sở chính đặt tại Viện KHNN Việt Nam, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội; Website (dự kiến): www.hcic.org.vn.

Các thành viên CLB Đổi mới sáng tạo tham quan mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Các thành viên CLB Đổi mới sáng tạo tham quan mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Tại Hội thảo, PGS.TS. Đào Thế Anh – Phó giám đốc VAAS được tín nhiệm bầu giữ chức: Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo - HCIC. Các chức danh Phó chủ nhiệm, Thành viên Ban chủ nhiệm, Thư ký HCIC cũng được kiện toàn kịp thời.

Đặc biệt HCIC còn xác lập thêm Ban cố vấn Đổi mới sáng tạo, giúp cho Ban chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, kết nối với các chuyên gia và nhà đầu tư. Bước đầu HCIC đã thu hút được gần 100 tổ chức, cá nhân tham gia, bao gồm các nhà khoa học, các doanh nghiệp, HTX, nhà vườn sản xuất, chế biến và kinh doanh rau, hoa quả đến từ nhiều tỉnh, thành trong nước, như Lâm Đồng, Bình Thuận, Hà Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương…

Theo PGS.TS. Đào Thế Anh: Mục đích thành lập HCIC là để tạo ra diễn đàn chia sẻ thông tin về công nghệ mới, cơ hội hợp tác, kinh doanh, thương mại hóa công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của các thành viên và xây dựng hệ sinh thái đổi mới cạnh tranh cùng phát triển. Đồng thời tăng cường năng lực cho các hợp tác xã, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp nhân rộng các sáng kiến, giải pháp thích ứng với tình hình mới, ví như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu.

Qua đó giúp kết nối các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã với các nhà hoạch định chính sách, thúc đẩy hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới cho các hoạt động khởi nghiệp trong ngành rau hoa quả. Và tạo ra cơ sở dữ liệu về công nghệ đổi mới và tạo điều kiện cho việc chuyển giao, thương mại hóa công nghệ mới cho các hội viên trong câu lạc bộ, các đơn vị nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh rau hoa quả.

Ban chủ nhiệm CLB Đổi mới sáng tạo ra mắt.

Ban chủ nhiệm CLB Đổi mới sáng tạo ra mắt.

TS. Nguyễn Viết Khoa – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) - Phó chủ nhiệm HCIC, cho hay: Mục tiêu cụ thể của CLB Đổi mới sáng tạo là, hướng tới tạo ra một mạng lưới chính thức và không chính thức, tập trung vào việc chia sẻ thông tin về các công nghệ mới, các cơ hội nghiên cứu và kinh doanh, cũng như các rào cản đối với các giải pháp đồng sáng tạo nhằm tăng khả năng phục hồi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã, đồng thời xây dựng kết nối và gắn kết trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; xây dựng năng lực đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà nghiên cứu, để xác định giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với những thách thức mới.

Nhiều cơ hội và vấn đề nổi cộm trong sản xuất rau hoa quả tại địa phương, doanh nghiệp, HTX, nhà vườn của các thành viên HCIC đã được chia sẻ tháo gỡ ngay trong Hội thảo như, Cty CP Cam Ta Bắc Quang, Hà Giang được Bộ môn Bảo quản Chế biến – Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI) giúp tư vấn qui trình công nghệ chế biến nước ép trái cây; Các thành viên sản xuất rau hoa quả được Cty CP Giải pháp thời tiết WeatherPlus hỗ trợ cập nhật thời tiết tiểu vùng; HTX Sản xuất rau an toàn Văn Đức, Hà Nội được ông Nguyễn Tiến Hưng, CEO Big Green Việt Nam nhận bao tiêu các sản phẩm rau quả sạch…

PGS.TS. Đặng Văn Đông – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, kiêm Phó chủ nhiệm thường trực HCIC tiết lộ: Kế hoạch thời gian tới, VAAS và FAVRI sẽ nghiên cứu xác định các vấn đề mới liên quan đến quá trình phát triển nghề làm vườn, bao gồm giống, vườn ườn ươm, sau thu hoạch, chế biến đóng gói, kênh phân phối và đề xuất giải pháp đổi mới sáng tạo cho các vấn đề này. Theo đó năm 2021, HCIC sẽ có 05 công nghệ mới chuyển giao cho các thành viên HCIC,…

“CLB Đổi mới sáng tạo SMEs và HTX tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ tài chính và tuân thủ các qui định pháp luật của Nhà nước và qui chế của HCIC”, PGS.TS. Đào Thế Anh cho biết.

    Tags:
Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm