| Hotline: 0983.970.780

Đối phó hạn, mặn

Thứ Sáu 08/03/2013 , 11:04 (GMT+7)

Từ cuối tháng 2 đến nay, hạn, mặn ở các tỉnh ven biển ĐBSCL với mức gia tăng hơn những năm qua.

Từ cuối tháng 2 đến nay, hạn, mặn ở các tỉnh ven biển ĐBSCL với mức gia tăng hơn những năm qua. Một số vùng SX lúa, cây ăn quả bắt đầu chịu ảnh hưởng, nguy cơ thiệt hại lan rộng. Từ vùng ngọt, lợ đến vùng chịu ảnh hưởng mặn ven biển, ngành thủy lợi các địa phương đang triển khai đối phó.

"Đến hẹn lại lên"

“Cuối tháng 2/2013 mặn xâm nhập dấn sâu theo sông Hậu vào đến Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng”, một cán bộ Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho biết. Hiện nay, đi quanh khu vực này những nhánh sông, rạch, kênh cấp 2 dẫn ra sông Hậu nước cạn kiệt, phơi bãi. Vùng lúa xuân hè (XH) ở hai huyện Long Phú và Trần Đề gieo sạ sớm đang bị khô hạn, nhiễm phèn vì mặn xâm nhập lên tới 651 ha. Độ mặn trên các sông tại hai huyện Long Phú, Trần Đề đo được 14%0 và 21%0, cao hơn cùng kỳ năm trước 3 - 6%0. Riêng huyện Tràn Đề hiện có 2.000 ha lúa XH, cán bộ nông nghiệp địa phương cho rằng nếu mặn cứ tăng dần và thiếu nước, nguy cơ lúa thiệt hại có thể tăng lên 60%.

Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, giải pháp cứu lúa, các cửa cống có thể mở lấy nước khi độ mặn dưới 1,7%0. Ông Dương Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng cho biết, tỉnh đang phân bổ nguồn vống từ thủy lợi phí cho các công trình nạo vét kênh trong mùa khô kịp thời dẫn nước, chống hạn.

Hiện nay các địa phương như Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, Mỹ Tú và vùng Nam Kế Sách… có nhiều tuyến kênh bị bồi lắng. Người dân bức xúc vì thiếu nước SX, sinh hoạt. Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng đề nghị cấp vốn cho nạo vét 20 tuyến kênh cấp 2, với tổng chiều dài khoảng 90 km.


Thi công thủy lợi nội đồng ở ĐBSCL

Ở vùng giáp ranh Sóc Trăng, ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu cho biết, mặn xâm nhập từ hướng biển Tây theo sông Cái Lớn vào sâu vùng Nam QL 1. Độ mặn ở các kênh rạch phía bắc huyện Hồng Dân tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các cống ngăn mặn đã đóng, khống chế nước mặn không cho ảnh hưởng vùng SX lúa. Riêng vùng nuôi tôm chỉ được mở cống lấy nước nuôi tôm khi nước kém.

Song song đó, từ đầu năm tỉnh Bạc Liêu đã công khai nguồn vốn từ thủy lợi phí cho cả năm 2013 khoảng 52 tỷ đồng. Nhờ đó công tác triển khai làm thủy lợi mùa khô cho các công trình nạo vét kênh cấp 2, cấp 3 kênh vượt cấp 3 tại các huyện gặp thuận lợi.

Theo Sở NN-PTNT Bến Tre, Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua, nhưng vào mùa khô độ mặn 4%0 đã xuất hiện ở một số đô thị lớn. Qua kết quả khảo sát trên địa bàn tỉnh có trên 10.000 lúa ở huyện Ba Tri bị ảnh hưởng lớn khi mặn xâm nhập. Bên cạnh đó Ba Tri cần giải quyết cấp nước sạch cho dân sinh.

Trong khi đó, Bến Tre có trữ lượng nước ngầm thấp, chỉ có thể khai thác 4.000 m3 ngày đêm để giải quyết trong tình trạng khẩn cấp. Tương tự, ở Trà Vinh khi có tiểu dự án Na, Măng Thít tuy đã bao kín, nhưng những năm qua khu vực này vẫn thiếu nước lúa ĐX cuối vụ và đầu vụ XH và chỉ có thể lấy nước ngọt từ Vũng Liêm đưa về.

Cho đến nay trên nhiều vùng duyên hải ĐBSCL vì chưa có hệ thống thủy lợi hoàn thiện nên dẫn tới tình trạng xâm mặn. Lưỡi mặn theo các con sông lớn tiến sâu vào đất liền từ 40 - 50 km. Đặc biệt trong vào mùa nắng hạn gay gắt vào giữa tháng 3, xâm mặn tiến vào sâu khoảng 50 - 70 km, độ mặn cao, đe dọa SXNN và đời sống người dân.

Dự án thủy lợi mở rộng

Nhận định trước mức độ ảnh hưởng do BĐKH đang diễn biến nhanh, gia tăng qua mỗi năm ở vùng ven biển ĐBSCL, hiện nay có nhiều dự án được xúc tiến triển khai. Từ giữa năm 2011 đến nay, dự án thích ứng với BĐKH vùng ven biển ĐBSCL (CCAP-MD), với sự trợ giúp của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam đã hoàn thành dự báo và đánh giá tác động của BĐKH (giai đoạn 2020-2050); xây dựng quy hoạch tổng thể và kiến nghị thực hiện nhiều giải pháp giải pháp thích ứng với BĐKH, triển khai tại 7 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Tổng diện tích vùng dự án 24.631 km2, chiếm khoảng 60% diện tích vùng ĐBSCL và có hơn 9 triệu dân cư. Đến nay, kết quả dự án lựa chọn được 9 dự án ưu tiên (*).

Ông Vũ Viết Hưng, PGĐ Ban Quản lý đầu tư & xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT) cho hay, đầu năm 2013 đã triển khai 8 công trình thuộc dự án thủy lợi WB6 trên phạm vi các tỉnh vùng ĐBSCL. Từ tháng 11 năm trước đến tháng 6 năm sau, là mùa khô ở các tỉnh Nam bộ thuận tiện triển khai các phương tiện cơ giới thi công.

Từ tháng 7 bắt đầu mùa mưa dầm nên tiến độ thi công sẽ chậm lại. Hiện nay nguồn vốn chủ động cấp cho các công trình. Tuy vậy một vài công trình gặp khó khăn lớn nhất và việc đền bù và giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, từ 7/10/2011 đến 30/9/2016 dự án quản lý thủy lợi phục vụ PTNT vùng ĐBSCL (WB6) đã triển khai tại 7 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ. Dự án được Hiệp hội phát triển quốc tế - ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Tổng vốn đầu tư 4.352 tỷ VNĐ tương đương 210,342 triệu USD, trong đó vốn vay WB 160 triệu USD, vốn đối ứng Trung ương 21,542 triệu USD, và đối ứng địa phương 28,8 triệu USD.

Dự án mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và nâng cao việc sử dụng nguồn nước ở vùng ĐBSCL theo hướng tổng hợp nhằm duy trì lợi ích SXNN, nâng cao đời sống, tạo điều kiện tiếp cận nguồn cung cấp nước, vệ sinh cho người dân vùng nông thôn.

Theo Ban chỉ đạo, dự án WB6 hoàn thành sẽ nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi trong vùng dự án, cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho 60.000 hộ dân, cải thiện vệ sinh môi trường cho 35 trường học, 15.000 hộ dân; tăng cường năng lực để giám sát chất lượng nước, đặc biệt là xâm nhậm mặn; quản lý hiệu quả chi phí đối với các cơ sở hạ tầng thủy lợi; kiểm soát mặn giữ ngọt, dẫn ngọt, tiêu úng, tiêu chua, kiểm sát lũ, lấy phù sa đảm bảo tưới tiêu cho 101.800 ha đất tự nhiên, trong đó có 85.724 ha đất nông nghiệp, cải thiện giao thông thủy bộ, cải thiện môi trường.

9 DỰ ÁN THỦY LỢI ƯU TIÊN

- Dự án mục tiêu tiểu khu vực (giải pháp công trình):

+ Dự án xây dựng các cửa ngăn mặn (ưu tiên ngắn)

+ Dự án cải tạo xây dựng đê biển

- Dự án vùng (giải pháp công trình):

+ Dự án cải tạo vùng cù lao Bắc Bến Tre (ưu tiên ngắn)

+ Dự án phát triển vùng nước ngọt tỉnh Trà Vinh (ưu tiên ngắn)

+ Dự án quản lý nước vùng ven biển Bạc Liêu

+ Dự án luân chuyển dòng chảy ở Cà Mau (bao gồm cả giải pháp phi công trình và quản lý nước)

- Dự án phi công trình:

+ Chương trình điều chỉnh, cải tạo lịch thời vụ (chương trình khuyến nông - ưu tiên ngắn)

+ Dự án phát triển năng lực quản lý dòng chảy ở ĐBSCL (ưu tiên ngắn)

+ Chương trình khuyến khích nuôi tôm bền vững (tập trung và mô hình luân canh lúa-tôm).

 ảnh: Mùa khô thi công thủy lợi nội đồng ở ĐBSCL - ảnh LHV

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm