| Hotline: 0983.970.780

Đời sống bà con có nhiều thay đổi lớn

Thứ Hai 30/12/2013 , 14:54 (GMT+7)

Các chương trình, chính sách Nhà nước đầu tư cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số có tính nhân văn cao, được các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Trị quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa cũng như triển khai thực hiện rất tốt, xã hội đồng tình ủng hộ.

Các chương trình, chính sách Nhà nước đầu tư cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số có tính nhân văn cao, được các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Trị quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa cũng như triển khai thực hiện rất tốt, xã hội đồng tình ủng hộ. Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Lê Khước (ảnh)- Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị. 

PV: Thưa ông, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội và chính sách của Chính phủ đầu tư cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện tại Quảng Trị thời gian qua như thế nào? 

Ông Lê Khước-Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)và miền núi Quảng Trị có diện tích tự nhiên 313.675 ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông và một số xã miền núi thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Dân số miền núi Quảng Trị đến cuối năm 2012 hơn 35.000 hộ với 153.220 khẩu, chiếm 34,08% dân số toàn tỉnh. Trong đó đồng bào DTTS 14.742 hộ với 73.182 khẩu, chiếm 47,76% dân số toàn vùng.  

Quảng Trị hiện chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống gồm người Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Các dân tộc anh em có mối quan hệ tình cảm gắn bó mật thiết với nhau, cùng giúp đỡ nhau làm ăn, một lòng tin tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng. Tình hình dân di cư tự do trên địa bàn không còn diễn ra. Đồng bào đã ổn định định canh định cư, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống...là nhờ được Chính Phủ đầu tư nhiều chương trình kinh tế- xã hội, chính sách có ý nghĩa to lớn. 

Thời gian qua chương trình(CT) 135 được đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi. Nhờ có CT 135 giai đoạn I và giai đoạn II mà Quảng Trị đã giải quyết cơ bản những vấn đề quan trọng về cơ sở hạ tầng “cứng” như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng, trạm y tế... tạo tiền đề vững chắc để người dân và địa phương phát triển kinh tế xã hội của vùng. 


Đường Hồ Chí Minh đi qua xã Hướng Phùng, huyện miền núi Hướng Hoá

PV: Ông ấn tượng nhất về chương trình nào được thực hiện thời gian qua? 

Ông Lê Khước. Đó là CT 134.Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt theo QĐ 134 và QĐ 1592 của Chính Phủ có ý nghĩa rất lớn ở Quảng Trị. Trước khi có Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh Quảng Trị đã ban hành NQ 9g về việc thông qua đề án "Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo DTTS miền núi Quảng Trị." Từ năm 2003 đến 2005, tỉnh Quảng Trị thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo là người DTTS của 2 huyện miền núi và 3 huyện có xã miền núi với kết quả xây dựng được 2400 căn nhà.

Kể từ năm 2005 trở đi, việc hỗ trợ đất sản xuất và xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào DTTS được thực hiện theo QĐ số 134. UBND tỉnh đã xây dựng đề án số 3830 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào DTTS nghèo tỉnh Quảng Trị.

Theo đó có 2.453 hộ cần hỗ trợ đất sản xuất, 930 hộ cần hỗ trợ đất ở, 2.158 hộ đang có nhà ở tạm bợ, 2.163 hộ thiếu nước sinh hoạt, 1.773 hộ thiếu công cụ để chuyển đổi nghề, 1.560 hộ có nhu cầu học nghề, 536 hộ có nhu cầu xuất khẩu lao động. Tổng kinh phí cần đầu tư hỗ trợ là 81.199,579 triệu đồng.   

Kết quả từ năm 2004-2008, CT 134 đã xây dựng mới 3.990 nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh (tăng cao hơn so với đề án đặt ra là xây dựng 3.865 nhà ở.) Trong hai năm 2010 và 2011 đã hỗ trợ xây dựng hơn thêm 5.000 ngôi nhà nữa. 

Chương trình 134 đã hỗ trợ 5 ha đất ở cấp cho 125 hộ nghèo giúp các hộ này định cư và tiến tới định canh, ổn định sản xuất. Đối với đất sản xuất, CT đã hỗ trợ khai hoang 1.599 ha, cấp cho 4.072 hộ nghèo, bình quân mỗi hộ 0,39 ha với tổng kinh phí 7,91 tỷ đồng, góp phần quan trọng giúp hơn 4 nghìn hộ nghèo có đất để ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, an tâm sản xuất và sinh hoạt.  Ngoài ra CT còn hỗ trợ xây dựng 43 công trình nước sạch phục vụ cho 3.020 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (đạt 48% so đề án) với tổng kinh phí 60,99 tỷ đồng. 

Thông qua chính sách hỗ trợ theo QĐ 134 đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét về phát triển sản xuất, cải thiện đời sống ở vùng đồng bào DTTS. Nhiều hộ trước đây không có khả năng tự làm nhà, thiếu đất để làm ăn thì nay có nhà ở kiên cố, có đất sản xuất ổn định. Chính sách hỗ trợ đã giải quyết những khó khăn trước mắt cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho người dân “an cư lạc nghiệp”, hạn chế và đi đến xóa bỏ tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm rẫy. Chính sách hỗ trợ này là cơ sở, tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.


Cung cấp Báo NNVN và chuyên đề Miền núi và DTTS cho đồng bào dân tộc 
huyện Hướng Hoá

PV: Ngoài ra còn các các chương trình, chính sách nào được thực hiện tại Quảng Trị, thưa ông? 

Ông Lê Khước. Về chính sách cho vay vốn theo QĐ 32. Sau gần 4 năm (2007-2010) thực hiện cho vay đối với hộ đồng bào DTTS  đặc biệt khó đã hỗ trợ 1.214 hộ/ 2.290 hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn được vay vốn với tổng số tiền là 5.676,0 triệu đồng, lãi suất vay 0%, mức vay bình quân 5 triệu đồng/hộ.

Đến 31/10/2011 dư nợ cho vay chương trình của ngân hàng CSXH là 5.122 triệu đồng/kế hoạch 6.015 triệu đồng với 1.077 hộ gia đình đang tham gia vay vốn. Các hộ đồng bào DTTS dùng vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.  

Chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng giống cây trồng, muối iốt, phân bón, dầu thắp sáng, thuốc chữa bệnh, giấy vở, văn hoá phẩm, trợ cước tiêu thụ nông sản phẩm, máy thu thanh, thuốc chữa bệnh có ý nghĩa vô cùng to lớn. 

Thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC theo QĐ 33/TTg, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Dân tộc phối hợp UBND các huyện có đồng bào DTTS xây dựng 13 dự án ĐCĐC tập trung cho 767 hộ, 17dự án ĐCĐC xen ghép cho 621 hộ trên địa bàn các xã vùng đặc biệt khó khăn, biên giới với nhu cầu thực sự cần thiết, đảm bảo có hiệu quả và bền vững với phương án đầu tư xây dựng hạ tầng hợp lý, tiết kiệm. 

Từ năm 2008- 2012, Quảng Trị tập trung thực hiện 05 dự án ĐCĐC tập trung ở Ra Heng, xã Húc, huyện Hướng Hóa; dự án ĐCĐC tập trung Ka Lu- Chân Rò, xã Đakrông, huyện Đakrông; dự án ĐCĐC tập trung Pi Rao, xã A Ngo, huyện Đakrông, dự án ĐCĐC tập trung Cu Vơ, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hoá; dự án ĐCĐC tập trung Sông Ngân, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh. 

Sau 04 năm triển khai thực hiện, đã thực hiện di dân cho 263 hộ dân vào ở ổn định tại các điểm định canh định cư, còn 49 hộ đang tiếp tục thực hiện công tác di dân. Trong năm 2011, dự án ĐCĐC tập trung Pi Rao, xã A Ngo, huyện Đakrông đã hoàn thành đưa 70 hộ dân vào ở ổn định. 

Chính sách đầu tư vùng biên giới theo Quyết định 160/2007/QĐ-TTg. Tuyến biên giới Việt Nam - Lào của Quảng Trị có 16 xã của 2 huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông thuộc diện đầu tư của chương trình. Năm 2008-2012 vốn đầu tư 40.000 triệu đồng, phân bổ mỗi xã 500 triệu đồng/năm, thực hiện xây dựng 73 công trình cơ sở hạ tầng. Các công trình được đầu tư hiện đã đưa vào khai thác sử dụng. 

Chính sách đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.Quảng Trị có huyện miền núi Đakrông là huyện 30a, có tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 là 1.994,8 tỷ đồng, gồm vốn từ ngân sách TW đầu tư trực tiếp cho đề án theo NQ30a là 1.289,9 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 850 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 439,9 tỷ đồng); Các nguồn khác 704,90 tỷ đồng. 

PV: Kết quả các chương trình, chính sách trên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của bà con dân tộc miền núi Quảng Trị? 

Ông Lê Khước.Các chính sách và CT thời gian qua đã góp phần quan trọng làm thay đổi rất cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi, vùng sâu , vùng xa Quảng Trị, có tác động rất lớn đến quá trình thúc đẩy tăng trưởng các mặt về đời sống và sản xuất. Hiện tại đường giao thông đã đến được tất cả 47 xã, thị trấn miền núi Quảng Trị, giao lưu buôn bán giữa miền núi và miền xuôi của đồng bào DTTS vô cùng thuận lợi.

Hệ thống điện lưới quốc gia đã được 395 thôn bản, 29.232 hộ sử dụng điện, chiếm 90%. Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho đồng bào vùng dân tộc miền núi được CT 135, CT 134, dự án Giảm nghèo Miền Trung, Chương trình Phát triển nông thôn  và các dự án khác…đầu tư xây dựng qua các hình thức công trình nước tự chảy tập trung và phân tán (giếng đào) đưa tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 80%. 

Cơ sở vật chất trang thiết bị trường lớp học được đầu tư đồng bộ. Có 10 trường ở miền núi đạt chuẩn quốc gia. 46/47 xã thị trấn hoàn thành phổ cập bậc giáo dục trung học phổ thông. 47 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi bậc tiểu học đến trường đạt 92%. Đội ngũ cán bộ y tế xã được tăng cường, mỗi trạm xá có ít nhất 2 đến 4 cán bộ, một số xã đã có bác sỹ, tất cả thôn bản đã có y tế thôn và được trang cấp một số thuốc thông dụng. Các xã dọc tuyến biên giới ngoài phòng khám khu vực, trạm y tế xã còn có trạm quân y các đồn biên phòng góp phần việc cứu chữa, điều trị cho đồng bào. 

Văn hoá thông tin đến nay tất cả các xã, thị trấn đã có điện thoại cố định và một số xã có mạng điện thoại di động. Nhờ có điện lưới kéo đến thôn bản nên nhiều hộ gia đình có điều kiện đã mua sắm các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình như ti vi, ra đi ô và các trang thiết bị khác. 100% xã được phủ sóng trạm truyền thanh, truyền hình. Tỷ lệ làng bản đạt tiêu chuẩn văn hoá: 30,5%, tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá: 40,8%.


Những người Vân Kiều, Pa Cô làm kinh tế giỏi được tuyên dương

Kinh tế miền núi Quảng Trị chủ yếu là kinh tế nông nghiệp phát triển đa dạng, đã tạo ra những vùng chuyên canh như cà phê, cao su, chuối, hồ tiêu, sắn nguyên liệu... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, thu hẹp khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các vùng.Thông qua chương trình giảm nghèo kinh tế địa bàn miền núi, vùng DTTS đã có sự tăng trưởng đáng kể. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, có nơi ngành thương mại-dịch vụ phát triển. Thu nhập bình quân đầu người miền núi và DTTS tại thời điểm này ước đạt 14,1 triệu đồng/người/năm. 

Công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội-ANQP của Chính Phủ đề ra giúp cho các dân tộc miền núi được tỉnh Quảng Trị thực hiện mang lại nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng, cuộc sống vật chất và tinh thần của bà con miền núi và DTTS có nhiều thay đổi đáng mừng. Đến cuối năm 2012 số hộ nghèo ở miền núi Quảng Trị là 8.255 hộ, chiếm tỷ lệ 22,78% dân số toàn vùng, giảm 1.288 hộ (4,49%) so với cuối năm 2011.

Số hộ cận nghèo 3.347 hộ, chiếm tỷ lệ 9,23% dân số toàn vùng, giảm 166 hộ (0,80%) so với cuối năm 2011. Số hộ nghèo vùng đồng bào DTTS  cuối năm 2012 là 7.687 hộ, chiếm tỷ lệ 26,52% dân số toàn vùng, giảm 1.102 hộ (4,87%) so với năm 2011. Số hộ cận nghèo 2.825 hộ, chiếm tỷ lệ 9,74%, dân số toàn vùng, giảm 154 hộ (giảm 0,89%) so với năm 2011. 

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm