| Hotline: 0983.970.780

Đối thoại từ cơ sở

Thứ Ba 28/01/2014 , 14:58 (GMT+7)

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất, nhưng có nền công nghiệp phát triển vào hàng nhất cả nước. Năm 2013, thu ngân sách của Bắc Ninh đạt trên 11.500 tỷ đồng. Nhưng không vì thế mà Bắc Ninh “quên” nông nghiệp – nông dân – nông thôn.

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất, nhưng có nền công nghiệp phát triển vào hàng nhất cả nước. Năm 2013, thu ngân sách của Bắc Ninh đạt trên 11.500 tỷ đồng. Nhưng không vì thế mà Bắc Ninh “quên” nông nghiệp – nông dân – nông thôn.

Bí thư Tỉnh ủy nhận trách nhiệm trước dân

Với những người nặng lòng với nông nghiệp – nông dân – nông thôn, sẽ coi ông Trần Văn Túy (ảnh) - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh là người “cùng thuyền”. Tốt nghiệp đại học nông nghiệp, ông trở thành chuyên viên Vụ Chính sách và Hợp tác xã (Bộ NN-PTNT). Nhưng với mong muốn được góp phần xây dựng nơi chôn rau cắt rốn nghèo khó, ông về làm chuyên viên Phòng NN-PTNT huyện Gia Lương (Bắc Ninh). Rồi từ đó nông nghiệp nông thôn “nuôi” ông trưởng thành, trở thành UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh.

Quả vậy. Chúng tôi đã được dõi theo bước chân ông giai đoạn ông làm Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Ninh (2001-2004), rồi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phụ trách nông nghiệp (2005-2009). Giai đoạn đó Bắc Ninh luôn là “điểm nóng” trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trở thành một trong những tỉnh đầu tàu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của miền Bắc. Những cơ chế, chính sách mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, hết sức phù hợp với thực tiễn của Bắc Ninh, đã giúp cho nông nghiệp tỉnh trở mình vươn lên.

Bây giờ, nói về những ngày tháng đó, ông bảo: “Muốn xây dựng cơ chế chính sách sát với thực tế để thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn thì phải xuống với dân thường xuyên để nghe dân nói. Lúc là Giám đốc Sở NN-PTNT mình luôn làm như vậy. Vì thế, khi cơ chế chính sách mới ra đời, có cái khác Trung ương, nhưng lại phù hợp với thực tiễn của Bắc Ninh, thúc đẩy được sự phát triển.

Chính sách từ thực tiễn mà ra, phải bình tĩnh xem xét, cần thời gian để khẳng định. Đúng thì phải nhân rộng. Sai thì rút kinh nghiệm, điều chỉnh. Ngày đó mình trực tiếp xây dựng, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND cơ chế chính sách mới, bây giờ ngược lại, mình lại là người đi chỉ ra cho anh em cần xây dựng cơ chế chính sách thế nào để thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nông dân”.

Ông nói vậy chắc không có ý phê bình bộ phận tham mưu xây dựng cơ chế chính sách mà thúc giục cán bộ cấp dưới phải gần dân hơn, chịu lắng nghe dân hơn. Và chắc bởi ông quá hiểu nông nghiệp – nông dân – nông thôn, đúng cái tâm và cái tầm của một vị quan đầu tỉnh.

Ngồi ghế Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo một tỉnh đang lên về công nghiệp như diều gặp gió (top 10 về phát triển công nghiệp), nhưng hễ nghe tin bà con nông dân ở đâu bức xúc là ông chỉ đạo giải quyết quyết liệt; thấy ở đâu có cách làm sáng tạo, có điển hình về nông nghiệp nông thôn là ông đi để nghe bà con nói trực tiếp.

Chả vậy mà, vào cuối năm 2012, khi nghe bà con Đại Đồng Thành (huyện Thuận Thành) bức xúc trong việc xây dựng nông thôn mới, ông lập tức yêu cầu các sở, ban ngành cùng ông về đối thoại trực tiếp với bà con. Hàng trăm bà con đợi ông về nhìn thấy xe ô tô đỗ kín sân hội trường UBND xã, ai nấy mặt buồn rười rượi.

Ông nói ngay: “Đây là lần đầu tiên, từ khi tôi giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy thực hiện xuống cơ sở đối thoại trực tiếp với dân. Bí thư là người tiên phong làm trước. Nhưng Bí thư nhận lỗi với bà con, do công tác chuẩn bị cập rập nên các sở, ban ngành đi cùng đã sử dụng xe gây lãng phí, chưa đúng với tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cuộc đối thoại này thực hiện chủ trương cải cách hành chính, thực hiện quan điểm lãnh đạo gần dân, lắng nghe ý kiến của dân, giải quyết trực tiếp công việc của dân. Những vấn đề bức xúc, trăn trở, mong muốn của người dân ấp ủ bấy lâu chưa bao giờ được nói một cách đầy đủ, thoải mái và cũng chưa có lộ trình giải quyết thì nay bà con cứ bộc lộ hết và sẽ biết được hướng giải quyết cụ thể - Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Túy.

Sau khi nghe bà con trải lòng, ông khẳng định: “Đây là phản ánh chính đáng của người dân. Chính quyền không quan tâm, không quyết liệt trong tháo gỡ, xử lý để đáp ứng yêu cầu thực tiễn là có lỗi với dân. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là đúng, song cách thức triển khai từ cấp tỉnh xuống địa phương chưa thật phù hợp dẫn tới hiện tượng có xã thì thực hiện được, có xã không. Với tư cách Bí thư Tỉnh ủy tôi xin nhận trách nhiệm này để khắc phục trong thời gian tới, mang đến hiệu quả tốt hơn”.

Kể từ lần đầu tiên “dân hỏi, Bí thư Tỉnh ủy trả lời” ấy, lãnh đạo UBND các cấp và các sở, ban ngành thường xuyên xuống địa phương đối thoại với dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân. Bản thân ông cũng tiếp tục đối thoại trực tiếp với dân tại cơ sở khi cơ sở bức xúc.

Gần đây nhất là cuộc đối thoại với bà con Châu Khê (Từ Sơn) vào tháng 10/2013. Có thể khẳng định, chính điều này đã góp phần quan trọng vào việc đưa Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh  thực hiện tốt nhất Nghị quyết TƯ7 của BCHTƯ Đảng về nông nghiệp – nông dân – nông thôn và Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới. 

Tích cực đầu tư nông nghiệp – nông dân

Năm 2013, kinh tế Bắc Ninh vẫn tăng trưởng ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 11,8% so với năm 2012. Giá trị xuất khẩu công nghiệp tăng 60,7% so với năm 2012; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 23 tỷ USD, đặc biệt xuất siêu xấp xỉ 2 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước trên 11.500 tỷ đồng, tăng 22,1% so với năm 2012.


Năm 2013, kinh tế Bắc Ninh vẫn tăng trưởng ổn định (Ảnh minh họa)

Nhìn vào những con số tăng trưởng đó, nhiều người tin tưởng đến năm 2020 Bắc Ninh sẽ đạt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khuôn khổ bài viết này, xin không đề cập đến cái tài làm công nghiệp của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh (mặc dù hiện nay Bắc Ninh có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh là những người trưởng thành từ nông nghiệp).

Có lẽ, cái gốc của sự thành công trong chiến lược, chính sách phát triển, sự chỉ đạo điều hành của người lãnh đạo thời đại văn minh là phải biết lắng nghe ý kiến của dân, giải quyết trực tiếp công việc của dân, dám nhận trách nhiệm, nhận lỗi trước nhân dân để sửa chữa?

Trong tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của mình, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Trần Văn Túy luôn khẳng định: Chúng ta cần thu nhập, nhưng không phải lấy của nông dân, nông thôn mà phải lấy từ công nghiệp. Và nguồn thu từ công nghiệp phải được đầu tư tích cực cho nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Hướng đầu tư đó là đúng đắn.  

“Nếu các đồng chí không quyết tâm làm, không có niềm tin ở nông nghiệp - nông dân – nông thôn thì không quan tâm đến nông dân nữa. Thu nhập hiện nay của các đồng chí đủ để kê gối ngủ ngon rồi. Cứ để làng quê mình như thế đi! Tôi đảm bảo rất nhiều đồng chí ngồi đây từ nông thôn mà ra, nhờ nông dân nuôi mà trưởng thành. Các đồng chí không quan tâm đến nông dân, trả nợ nông dân thì quan tâm đến ai, trả nợ ai? Chúng ta phải dồn nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Có thể các đồng chí ở xã, huyện là không thích. Nhưng không thích cũng phải làm” – Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Túy nói. 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất