| Hotline: 0983.970.780

"Đối thủ" nặng ký của sắn KM94

Thứ Hai 26/01/2015 , 09:08 (GMT+7)

HL2004-32 đã chứng tỏ được sự vượt trội của mình so với giống sắn KM94 (đối chứng) ở nhiều chỉ tiêu, nhất là năng suất, tỷ lệ tinh bột và thời gian sinh trưởng...

Giống sắn HL2004-32 là con lai của tổ hợp lai KM444 được TS. Hoàng Kim lai tạo năm 2003 tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc (Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ).

Từ năm 2004 - 2011, giống sắn này tiếp tục được Trung tâm Nghiên cứu & phát triển cây có củ (Viện Cây lương thực - cây thực phẩm) chọn lọc, đánh giá và khảo nghiệm tại nhiều vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Đến năm 2012, sắn HL2004-32 được Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ và Trung tâm Nghiên cứu & phát triển cây có củ cùng đánh giá trên cơ sở đối chứng với giống sắn KM94.

Sắn HL2004-32 được nhóm nghiên cứu do TS. Phạm Hùng Cương và Th.S Lê Thị Thanh Thủy và các cộng sự triển khai khảo nghiệm chính quy và khảo nghiệm SX giống tại Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả & cây công nghiệp Phủ Quỳ (Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ) tại vùng đất đỏ bazan (phường Quang Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An) từ năm 2012 đến nay.

HL2004-32 đã chứng tỏ được sự vượt trội của mình so với giống sắn KM94 (đối chứng) ở nhiều chỉ tiêu, nhất là năng suất, tỷ lệ tinh bột và thời gian sinh trưởng...

Th.S Nguyễn Tất Hóa, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: "Tại mô hình, chúng tôi chọn hom giống bánh tẻ, không bị sâu bệnh, có 3 - 4 mắt từ cây giống có 6 - 10 tháng tuổi. Mật độ trồng từ 10.000 đến 12.500 cây/ha (tùy từng loại thí nghiệm) khoảng cách trung bình hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 1 m.

"Tại mô hình (năm 2014), sắn HL2004-32 chỉ đạt bình quân 38 tấn/ha là còn thấp. Với giá thu mua hiện nay 1.200 đồ/kg sắn tươi thì bà con chưa phấn khởi. Vấn đề ở đây là nhóm nghiên cứu phải chỉ cho nông dân thấy được HL2004-32 có gì nổi trội so với các giống khác ở miền Trung?
Đúng là phải đưa về các vùng nguyên liệu của các nhà máy sắn thì mới chứng minh được ưu thế của nó ra sao. Còn trồng ở vùng đất đỏ bazan ở Phủ Quỳ thì sẽ thất bại vì thu nhập thấp hơn so với các loại cây trồng khác.
Quá trình khảo nghiệm cũng phải đưa ra được quy trình SX phù hợp với tưng địa phương để nông dân triển khai khi HL2004-32 được công nhận", TS Nguyễn Thế Yên chia sẻ.

Lượng phân bón 10 tấn phân chuồng + 120 kg ure + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O.

Được chia làm 3 lần: Lần 1 bón toàn bộ phân chuồng và phân lân; bón thúc lần 1 (từ 20 - 30 ngày sau khi cây mọc mầm) bón 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali khi làm cỏ phá váng; bón thúc lần 2 (từ 50 - 70 ngày sau khi mọc mầm) bón số còn lại của đạm và kali kết hợp làm cỏ đợt 2.

Đánh giá các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống sắn HL2004-32 so với sắn KM94 (giống đối chứng) trong 3 năm (2012 - 2014) tại Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả & cây công nghiệp Phủ Quỳ như sau: Chiều cao cây và số lá trên thân chính HL2004-32 từ 257,83 cm, số lá/cây là 144,2 lá, trong khi KM94 có chiều cao 300,5 cm, số lá trên cây là 215 lá.

TGST của HL2004-32 từ 8 - 11 tháng (ngắn hơn KM94 khoảng 1 tháng).

Năng suất củ tươi của HL2004-32 là 46 tấn/ha (KM94 là 31.67 tấn/ha); hàm lượng tinh bột HL2004-32 đạt 30% (tương đương KM94). HL2004-32 có khả năng chống chịu bệnh khá, chỉ bị nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu và bị nhện đỏ gây hại không đáng kể.

KS Võ Trọng Đức, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Như Xuân, Thanh Hóa cho biết: "Sắn là một cây dễ trồng nhưng gây bạc màu cho đất rất nhanh.

Như Xuân có 3.800 ha sắn chủ yếu là sắn KM94. HL2004-32 mới khảo nghiệm 3 năm nên chưa phản ánh chính xác năng suất của giống. Giống sắn KM94, năng suất lý thuyết là 36 tấn/ha nhưng nông dân trồng chỉ được 21 - 22 tấn/ha.

HL2004-32 cũng sẽ cho kết quả như vậy khi đưa từ ruộng thí nghiệm ra đại trà. Vấn đề đặt ra cho các địa phương là phải chống bạc màu ra sao để cây sắn phát triển bền vững...".

KS Nguyễn Văn Hợi, chuyên viên Phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết: "Nghệ An đã quy hoạch 16.000 ha sắn cho 2 nhà máy sắn tại Thanh Chương và Yên Thành. Nay UBND tỉnh đã cho phép xây dựng thêm 2 nhà máy sắn nữa nên diện tích quy hoạch sắn ở Nghệ An sẽ tăng lên.

Việc khảo nghiệm giống sắn HL2004-32 tại các địa phương đều cho năng suất cao hơn KM94 khoảng 10 tấn/ha là rất đáng mừng. Nó góp phần giảm áp lực mở rộng diện tích sắn ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên, để sắn HL2004-32 SX đại trà cần phải khảo nghiệm ngay tại vùng nguyên liệu của các nhà máy sắn để đưa ra quy trình SX cho phù hợp với từng địa phương và phải hoàn thiện hồ sơ để sớm được công nhận...".

00-43-03_sn-hl2004-32-ii

TS. Nguyễn Thế Yên, Phó trưởng ban Khoa học & hợp tác quốc tế, Viện Khoa học nông nghiệp VN cho biết: "Hiện cả nước có 540.000 ha sắn. Sắn là cây dễ trồng, đầu tư thấp, mặc dù nó hại đất nhưng không thể cám nông dân trồng. Việc khảo nghiệm để tìm ra 1 giống sắn  có năng suất và chất lượng cao như HL2004-32 phù hợp với khu vực Bắc Trung bộ là cần thiết.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm