| Hotline: 0983.970.780

Đời thương hồ

Thứ Hai 22/11/2010 , 10:13 (GMT+7)

Đời này qua đời khác sông nước cho nông dân Nam Bộ cuộc sống. Nhưng cũng chính những dòng sông đã bao bọc họ trong vòng lẩn quẩn không lối thoát.

Đời này qua đời khác sông nước cho nông dân Nam Bộ cuộc sống. Nhưng cũng chính những dòng sông đã bao bọc họ trong vòng lẩn quẩn không lối thoát.

>> Xin lỗi ruộng đồng
>> Mơ được... nghèo
>> Nợ nần quẫn bách
>> Cận cảnh nông dân Nam Bộ

Sống meo

Chẳng có con số thống kê nào về số lượng nông dân ở Nam Bộ sống lênh đênh “lấy ghe xuồng làm nhà” nhưng đi dọc những sông Tiền, sông Hậu đến tận từng kênh rạch chúng tôi bắt gặp rất nhiều “ấp thương hồ”, ấp của một bộ phận nông dân lấy sông nước làm nghề mưu sinh.

Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), điểm đến của hầu hết nông dân thương hồ ở các tỉnh ĐBSCL. Từ Vĩnh Long, Trà Vinh đến tận Cà Mau đều tập trung chở hàng về đây buôn bán. Dù được xem là đầu mối lớn nhất của đời sống người dân sông nước nhưng mấy hôm nay chợ nổi này đìu hiu đến lạ.

 Vẫn xuồng ghe san sát kín một khúc sông nhưng không phải không khí buôn bán tấp nập mà trên từng chiếc ghe thuyền đàn ông tụ tập nhau uống rượu còn đàn bà chơi tá lả. Đám trẻ con đua nhau ngụp lặn giữa dòng nước đỏ nặng phù sa. Giải thích sự nhàn rỗi của mình, họ ngán ngẩm: “Đời sống dân sông nước mấy năm nay meo quá”. Nông dân Nam bộ gọi “meo” là đói nghèo, là vất vả, là bèo bọt…

Nằm ở một góc cuối chợ nổi là chiếc ghe có phần xập xệ chất đầy rau quả của đôi vợ chồng già Trần Minh Túc và Lương Thị Út. Hôm nay ghe của gia đình bà vừa chở cải ngọt và bí từ dưới Cà Mau lên nhưng đã 2-3 ngày trôi qua vẫn chưa bán hết. “Trước đây còn đỡ chứ càng ngày càng meo chú à. Không hiểu sao đời sống sông nước khổ thế này mà số người theo ngày một nhiều. Chỉ sống dựa vào rau củ quả, lấy công làm lãi nhưng dân làm nghề này quá trời đông nên cực nhọc mà thu nhập chẳng bao nhiêu”- bà Út phàn nàn.

Gần 60 tuổi là chừng ấy thời gian ông bà lênh đênh theo con nước trên sông, thấm thía mọi khổ cực của dân thương hồ. Hai ông bà đều là dân sông nước từ khi còn trong bụng mẹ. Không một tấc đất chọi chim, tài sản duy nhất từ lúc cưới nhau đến nay con cháu đề huề vẫn là chiếc ghe cũ kỹ. Tất cả sinh hoạt của hai vợ chồng cùng ba đứa con đều trên cùng một chiếc ghe rộng chỉ tầm 6m2. Ghe vừa là nhà vừa là phương tiện kiếm ăn của họ. Cuộc sống của năm con người cũng được tính theo từng chuyến xuồng ghe xuôi ngược.

Để có được một chuyến hàng, gia đình bà dong ghe đi gom ở khắp nơi rồi chở về chợ nổi này tiêu thụ. Mỗi chuyến đi thường kéo dài 7-10 ngày hoặc nửa tháng do còn tùy thuộc vào việc có bán được hàng hay không. Từ Cần Thơ đến Cà Mau, không có khúc sông, khúc rạch nào mà gia đình bà chưa đặt mái chèo nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Bình quân một chuyến đi, ngoài tiền vốn, nhà bà Út tốn khoảng 3 triệu tiền dầu. Nếu bán hết hàng một chuyến lãi khoảng 1-2 triệu đồng, đủ ăn cho cả nhà còn dây dưa thêm một vài ngày xem như lỗ nặng.

 Nhưng xem ra để một chuyến đi không lỗ bây giờ cũng quá cơ cực. Mỗi lần bắt đầu xuất phát đều phải “canh me” thời gian chạy vào ban đêm đến điểm bán sao cho vừa sáng. Đến nơi rồi lại phải chuyển hàng xuống ghe nhỏ đi mời mọc từng ghe của những gia đình sống cố định. Đợt này gia đình bà Út sáng nào cũng đến rất sớm nhưng rau củ quả tràn lan, người bán nhiều hơn cả người mua. “Năm nay gặp giá thấp, một ký khoai mỡ chỉ lấy tiền lãi có ba trăm đồng từ Cà Mau lên đây mà cũng chẳng có ai mua. Bình thường nhà tui chỉ ở lại chừng 2-3 ngày rồi đi chuyến khác. Vậy mà bây giờ đã ở cả tuần rồi. Hàng không bán hết nên không có tiền mua hàng mới, đành chết dí ở đây. Mà nào thì tiền ăn, tiền sinh hoạt không biết đào đâu ra”.

Không bán được hàng tối tối gia đình bà lại lôi đèn dầu ra thắp một lúc rồi đi ngủ. Còn nước sinh hoạt múc từ sông lên lóng qua một lớp phèn chứ không dám đụng đến một bình nước lọc chỉ 10 ngàn đồng. Một đời làm dân thương hồ nhưng ông bà không dành dụm nổi tiền mua lấy một cái ghe khác để làm nơi trú ngụ cố định chứ chưa dám nghĩ đến chuyện lên bờ.

Cạnh ghe nhà bà Út là ghe ông Túc, bà Hều… cho đến cả ấp thương hồ tập hợp dân tứ xứ này đều chung cảnh ngộ như thế.

Vô định

Để tìm hiểu sâu về đời sống người dân sông nước, chúng tôi theo ghe gia đình ông Trần Văn Khiêm (60 tuổi) xuôi dòng Cái Răng. Cũng như bao gia đình khác, nhà ông Khiêm đang lâm vào cảnh bi đát. “Nghề chọn chúng tôi chứ chúng tôi không chọn được nghề”. Ông Khiêm bắt đầu câu chuyện với giọng buồn bã. Ông bảo cuộc sống của những gia đình như nhà mình là vô định. Đến với nghề chẳng qua là vì không ruộng không đồng mà thôi. Gom rau quả, nổ máy ghe là đi chứ nhiều lúc không biết đi đâu. Hôm nay sống nơi này nhưng mai nơi khác, sáng thức giấc mà không biết được tối sẽ ngủ ở phương nào. Thế giới của họ dường như chỉ có sông nước, một cái đài để nghe cũng là điều gì đó quá xa xỉ.

Quê gốc ông ở tận Trà Vinh nhưng không biết từ đời nào gia đình ông sống bằng nghề này. Chỉ biết lúc ông đến tuổi lấy vợ thì được “riêng” cho một chiếc ghe, đến khi thằng con đầu chuẩn bị lập gia đình lại thêm một chiếc ghe như thế nữa. Cứ theo vòng lẩn quẩn đến cùng cực, những đứa tiếp sau gia cảnh không có nên ông bà chỉ cho chúng được một ít tiền làm vốn rồi tự đi thuê ghe kiếm sống.

 “Đã làm nghề ni rồi thì muốn thay đổi cũng không được. Cha mẹ khổ, không có tiền cho con ăn học đến nơi đến chốn, đất ruộng cũng không luôn nên cách duy nhất là theo nghề thôi”- bà Điệp, vợ ông Khiêm phàn nàn. Ngày xưa cả gia đình bà cũng góp lượm được ít tiền về quê thuê ruộng làm với ý định bỏ hẳn nghề sông nước. Nhưng khổ càng khổ thêm vì không quen việc đồng áng nên sau đó đành phải quay lại với cuộc sống “nước sông đèn dầu”.

Ấp thương hồ tập hợp nông dân tứ xứ ở các tỉnh ĐBSCL, những nhà nông không ruộng không vườn phải bỏ làng đi mưu sinh. Như quê cũ ông Khiêm ở Trà Vinh có đến nửa làng phải bỏ đi làm nghề này. Hôm nay có thể hàng xóm với người này nhưng có khi ngày mai đã là nơi khác. Hộ khẩu người thường thì ở quê cũ nhưng một năm mới về một lần vào dịp tết mà có khi bán hàng chưa hết thì ăn tết ở trên sông rồi lại đi tiếp. Hộ khẩu ở đâu họ cũng chẳng cần biết vì “nay đây mai đó thì cần hộ khẩu mà làm gì”.
Sở dĩ bà Điệp gọi là cuộc sống “nước sông đèn dầu” bởi mọi sinh hoạt của gia đình ông bà đều lấy từ sông: tắm giặt, ăn uống… Đi đến đâu dùng đến đấy, nước múc lên lúc nào cũng được. Đầu ghe con nhảy xuống tắm thì cuối ghe mẹ múc lên nấu cơm cũng chẳng sao. Nước được múc lên từ sông phù sa đỏ ngầu, chỉ qua một lần khử bằng vải là sử dụng tuốt. Tôi có viện đủ lý do để dẫn ra rằng các dòng sông đang ô nhiễm nặng nhưng bà Điệp chỉ thoáng buồn rồi lắc đầu: Biết thế nhưng có cách nào khác đâu. Ăn nước sông quen đến nỗi bà nói vui rằng giờ mà dùng nước máy sạch quá không khéo lại…đau bụng.

Mấy năm nay mua được cái bình ắc quy chạy điện thắp sáng nhưng đời sông nước phiêu dạt lúc có lúc không nên ánh sáng hàng đêm trong chiếc ghe vẫn là đèn dầu. 6-7 con người chen chúc nhau trên chiếc ghe chưa được chục m2. Bố mẹ ngủ sàn thì con leo lên mái. Gặp những hôm trời mưa, sắp xếp hết chừng ấy con người vào một khoang là cả một vấn đề. Mỗi chuyến đi chừng nửa tháng, nếu lãi thì chia đều ra mỗi người được tầm ba trăm ngàn. Tất tần tật đều trông vào đấy nên bình quân gia đình ông bà mỗi ngày chỉ dám tiêu hai chục ngàn.

Mấy đứa con ông bà, đứa học cao nhất chỉ hết cấp I rồi nghỉ cả. Lý do thì có muôn vàn nhưng cái chính vẫn là gia cảnh khó khăn. Tiền “đài thọ” chúng ăn học không có đã đành nhưng giả sử có cũng khó đến trường bởi dân sông nước nay đây mai đó thì biết học ở chỗ nào.

Ông Khiêm đặt giả thiết nếu con mình có ăn học đến nơi đến chốn rồi cũng quay về lại ghe xuồng chứ làm sao có đất để sống trên bờ. Chính vì thế tất cả con cái ông bà dù muốn hay không cũng phải nối nghiệp. “Ai chẳng muốn có một mảnh vườn cho ổn định cuộc sống để con cái học hành nhưng mà nghiệp nó bám vào thân rồi, không dứt được. Làm cả đời may ra chỉ đủ sắm thêm được một chiếc ghe chứ tiền đâu mà đất với nhà, muốn lên bờ cũng chịu. Tương lai mờ mịt lắm chú à”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm