| Hotline: 0983.970.780

Đón các anh về đất mẹ

Thứ Ba 27/07/2010 , 14:00 (GMT+7)

Mùa khô năm nay, nhờ sự giúp đỡ của tỉnh Khăm Muộn (Lào), Đội 589 đã tìm thấy và cất bốc được 50 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào...

Quân dân Quảng Bình cùng đại biểu tỉnh Khăm Muộn (Lào) đưa các liệt sỹ về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc

Mùa khô năm nay, nhờ sự giúp đỡ của tỉnh Khăm Muộn (Lào), Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 589 (viết tắt là Đội 589, thuộc BCHQS tỉnh Quảng Bình) đã tìm thấy và cất bốc được 50 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  

Thượng tá Phan Đức Quý, Đội trưởng Đội 589, là người gắn bó với đội từ những ngày đầu và cũng đã chứng kiến bao chuyện buồn vui. Anh ngồi bên chiếc thùng đựng di vật liệt sỹ, tay run run xếp những di vật gần nhau rồi lật miếng vải trắng tẩn mẩn lau từng đồ vật rồi đưa vào bảo quản trong thùng sắt. Những người lính đứng xung quanh đều rơm rớm nước mắt. Trong số đó có những người đã chục năm làm công việc tìm kiếm di vật của liệt sĩ. Dù gói hài cốt nhẹ tênh nhưng trong lòng các anh nặng trĩu, ai cũng muốn đi thật nhẹ để khỏi làm đau người đã khuất.

Những hôm nào tìm được liệt sỹ còn nguyên vẹn là cả đội vui mừng khôn tả. Và niềm vui được nhân lên trọn vẹn khi liệt sỹ được xác định cả tên tuổi, quê quán của các anh. Dù điều đó rất hiếm hoi; trong số 1.807 liệt sỹ tìm thấy đã có 94 liệt sỹ được đội đưa về tận quê nhà.

Thượng tá Quý bồi hồi nhớ lại những lần đưa các liệt sỹ có tên về cho gia đình ở Nam Hà, Hà Nội... Mỗi lần như thế các anh như đã bù đắp cho nỗi khát khao tìm lại người thân không chỉ một gia đình mà cho các thế hệ mong mỏi tìm thấy phần mộ người đã ngã xuống vì Tổ quốc, non sông.

Những năm đầu và những chuyến công tác đầu tiên trên đất Lào của Đội 589 cũng gặp nhiều khó khăn. Lúc đó, người dân các bộ tộc Lào còn e dè nhìn những người lính Việt Nam làm công tác quy tập liệt sỹ. Đối tượng xấu luôn giương nòng súng theo sát bước chân các anh. Đêm giữa rừng phải đào công sự, bố trí canh gác như trên chốt tiền tiêu vì đề phòng mọi bắt trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể thú dữ, rắn độc... mà người lĩnh luôn đối mặt.

Trung tá Trần Văn Xuân, Chính trị viên Đội 589 kể: “Điều đầu tiên là anh em trong đội động viên nhau làm công tác dân vận. Việc cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con dân bản được quán triệt. Việc của người lính lúc đó là thấy dân đau ốm thì chữa bệnh, thấy dân đói thì san sẻ khẩu phần ăn, thấy dân làm thì cầm lấy cuốc xẻng. Dần dần bà con hiểu ra được họ đã có cái nhìn khác đi và ánh mắt dần than thiện hơn”.

Bản Phà Đó (Nọng Ma, Buôn La Pha, Lào) vẫn nhớ như in bóng các chiến sỹ Đội 589 ngày nào mới đến. Gia đình Xong Liêm trong bản không may vợ chết sớm, một mình nuôi 6 đứa con nhỏ, có đứa mới lẫm chẫm biết đi. Đội đã cử một tổ công tác đến sửa sang nhà cửa, hỗ trợ gạo, thuốc chữa bệnh, tiền... giúp cho bố con Xong Liêm ổn định cuộc sống. Sau này, Xong Liêm đã trở thành người trợ giúp tích cực cho công tác của đội. Bà con các bộ tộc Lào càng yêu quí bộ đội Việt Nam.

Thượng tá Quý kể lại: “Chuyến đi tìm đồng đội ở bản Nam Ba Hang (tỉnh Buôn La Pha), chiến sỹ Nguyễn Hồng Thái bị rắn cắn vào cổ khi đang tìm kiếm mộ liệt sỹ cách xa nơi đơn vị đóng quân hơn 6 km đường rừng. Y sỹ Đặng Ngọc Tuấn trán vã mồ hôi vẫn không sao ga -rô được bởi vết rắn cắn ở chỗ quá hiểm. Nếu thắt chặt thì anh Thái không thở được, thắt lỏng thì không hiệu quả. Đồng đội vội cắt rừng cố đưa Thái về nhanh. Dọc đường, anh Thái mệt dần và bắt đầu mê sảng, đồng đội nhìn ai cũng trào nước mắt. May sao, có gia đình người Lào mách cho thuốc. Đó là một loại cây rừng. Mọi người lấy dao cắt đôi hạt rồi áp vào chỗ bị rắn cắn. Qua một đêm, đến sáng hôm sau thì anh đã tự đi được, ăn mấy bát cơm và giục mọi người quay trở lại nơi đang tìm kiếm đồng đội.

Trong Đội 589, ai cũng nhớ những câu chuyện mà khi được nhắc đến cũng chỉ nghĩ là linh hồn của các liệt sỹ luôn đi theo bước chân các anh để phù hộ, che chở và chỉ bảo. Vào đầu năm 2009, đội trưởng Quý một đêm nằm mơ thấy một người bạn đến chơi bảo ngày mai khi vào lại rừng thấy chỗ nào có vết đào lên mà bị sụt xuống rất to và tròn là có anh em dưới đó. Sáng, anh Quý kể lại với các chiến sỹ và quay lại khu rừng trước đây đã đào tìm nhưng không phát hiện thấy hài cốt. Quả nhiên, sau 2 ngày tìm kiếm, các chiến sỹ đã tìm thấy 10 hài cốt liệt sỹ ở đây.

Hay một câu chuyện khác cũng khá bất ngờ. Hôm đó, chiếc xe Zin57 của đội chạy dọc con suối thì máy bỗng rồ lên rồi tắt lịm. Két nước sôi sùng sục, dây cu roa máy không tải được nên anh em đành phải cắm trại hy vọng sửa được xe. Nghe tiếng gà rừng bên con dốc, đội trưởng Quý mang súng đi ngược lên thì gặp cụ già người dân tộc. Cụ hỏi: “Các con đi mô mà vô rừng rú vầy hè?”. Đội trưởng Quý từ tốn nói rõ lý do. Cụ già chợt à lên rồi nói to: “Tìm ở mô mà mộ ở đây không biết”. Nói rồi, cụ già đi trước phát cây mở đường cho đội đội đi theo và các anh đã tìm được 5 liệt sỹ giữa đại ngàn.

Chính trị viên Xuân tâm sự: “Nói thật, trong đầu anh em chúng tôi lúc nào cũng tâm niệm có linh hồn các chú, các bác đi theo phù trợ. Thậm chí có anh em bị đau ốm thì thắp hương khấn xin trước liệt sỹ và sau đó hết ốm đau thật”. Có những chuyện khó lý giải, nhưng trong tâm tưởng của những người đang sống thì những người lính hy sinh vì nghĩa cả không bao giờ chết theo nghĩa thông thường mà linh hồn các anh đã trở thành bất tử. Hồn liệt sỹ linh thiêng luôn bảo vệ, che chở các anh.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm