| Hotline: 0983.970.780

Độn chuồng nuôi gà hiệu quả

Thứ Tư 26/03/2014 , 07:05 (GMT+7)

Hiệu quả lớn nhất của mô hình này là cả một lứa gà (3 - 4 tháng), người nuôi không phải mất công quét dọn nền chuồng mà vẫn đảm bảo được vệ sinh chuồng trại.

Trong thời điểm hiện nay, thị trường khủng hoảng về giá gà thịt (giá giảm sâu) do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát ở một số tỉnh, việc giảm bớt chi phí cho người chăn nuôi là rất cần thiết.

Thực tế cho thấy, ngoài việc đầu tư cơ sở chuồng trại, giống, thức ăn, thuốc thú y... thì người nuôi phải tốn nhiều thời gian, công sức cho việc vệ sinh chuồng trại để giảm thiểu bệnh dịch cho gà. Nhiều mô hình dùng đệm lót sinh học rất có hiệu quả song, cũng đòi hỏi phải đầu tư kinh phí và thời gian ủ, dọn chuồng... Mặt khác, nuôi gà ở vụ thu đông và xuân hè thường rất khó khăn vì gà hay bị dịch bệnh chết hàng loạt do thời tiết giá lạnh lại hay có mưa phùn ẩm ướt kéo dài.

Qua 2 vụ nuôi gà thịt bằng chất độn chuồng đơn giản, KS Đỗ Văn Tuân, khuyến nông viên cơ sở xã Thanh Quang (Nam Sách, Hải Dương) đã gặt hái được nhiều thắng lợi. Xin chia sẻ để người nuôi tham khảo và áp dụng.

Vật liệu dùng làm chất độn chuồng gồm: Cát đen, trấu, vôi tả. Ba nguyên liệu này được kết hợp theo tỷ lệ: 50% trấu + 40% cát đen + 10% vôi bột.

Cách rải nền độn chuồng: Cát đen và vôi bột được đảo đều rồi rải trực tiếp xuống nền chuồng nuôi. Tiếp đến là phủ một lớp trấu dày trên cùng sao cho lớp các chất độn chuồng dày được khoảng 5 - 7 cm.

Hiệu quả lớn nhất của mô hình này là cả một lứa gà (3 - 4 tháng), người nuôi không phải mất công quét dọn nền chuồng mà vẫn đảm bảo được vệ sinh chuồng trại. Kết thúc mỗi lứa mới phải thu dọn nền chuồng để làm phân bón cho cây trồng và làm một nền chuồng khác tương tự trước khi bước vào nuôi lứa mới.

Anh Tuân cho biết, anh là người tham gia trực tiếp nuôi gà thịt nhiều năm nay. Khi nghiên cứu về hiện tượng thải phân của gà thì thấy trong phân gà luôn có một lượng nước tiểu (do cấu tạo của cơ thể gà có lỗ niệu đạo và hậu môn trùng nhau). Cho nên, khi gà thải phân, nếu không có chất độn có tác dụng thấm nước thì nền chuồng rất ẩm và mất vệ sinh, quét dọn cũng mất rất nhiều thời gian, công sức (vì gà thải phân rất nhiều lần trong ngày).

Biết được vấn đề này, anh đã tìm hiểu và sử dụng những nguồn nguyên liệu để làm chất độn nền chuồng cho gà sao cho phải đảm bảo dễ kiếm, giá rẻ lại có hiệu quả cao, thuận lợi cho người chăn nuôi theo quy mô nông hộ ở nông thôn. Qua tìm tòi, áp dụng nhiều thứ, chất khác nhau và cuối cùng anh đã thành công ở mô hình dùng cát đen + trấu + vôi bột để độn nền chuồng.

Anh cho biết thêm, chọn 3 vật liệu này để làm nền độn chuồng cho gà vì anh thấy cát có khả năng thấm nước rất tốt và lại mịn, êm cho gà chạy nhảy. Trấu là chất làm tăng độ xốp cho nền cát khi bị ướt cũng là nền thông thoáng, thoát nước nhanh và nhanh khô trong tự nhiên.

Mặt khác, trấu còn là vật liệu có khả năng làm dính kết và che phủ phân gà tốt nhất. Qua thời gian ngắn, khi được gà đảo bới, nền chuồng này luôn đảm bảo khô ráo, sạch sẽ. Có được 10% vôi tả đưa vào nền độn chuồng sẽ diệt được vi khuẩn phát sinh trong phân gà, khử bớt mùi hôi, thối cũng như hạn chế được cả vi khuẩn trong không khí xâm hại gà nuôi.

Mặt khác, với cách thiết kế nền độn chuồng như trên đã đảm bảo được nền chuồng không bị ẩm ướt khi gặp thời tiết nồm ẩm kéo dài và cũng rất ấm cho gà vào mùa đông lạnh giá. Điển hình là qua 1 lứa từ cuối năm 2013 và đến nay lại một lứa gà thịt nữa trong thời tiết bất thuận xảy ra (mưa kéo dài) nhưng nền chuồng nuôi vẫn luôn đảm bảo khô ráo, gà tăng trọng vẫn tốt và không hề bị bệnh... Nếu người nuôi có điều kiện phun thuốc khử mùi trong chuồng gà được thường xuyên nữa thì thật là lý tưởng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm