| Hotline: 0983.970.780

Dồn điền đổi thửa thần tốc của Phú Xuyên (tiếp theo và hết)

Thứ Tư 20/03/2013 , 08:52 (GMT+7)

Chúng tôi nhập với đoàn công tác của ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, thăm cấy bằng máy ở xã Nam Phong, thăm dồn điền đổi thửa và làng nghề chạm khảm của xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội).

Chúng tôi nhập với đoàn công tác của ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, thăm cấy bằng máy ở xã Nam Phong, thăm dồn điền đổi thửa và làng nghề chạm khảm của xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội).

>> Dồn điền đổi thửa thần tốc của Phú Xuyên

Đâu đâu cũng thấy NTM không còn là thứ vời xa, ở trên giấy mà nó hiển hiện qua những con đường làng, ngõ xóm rộng thênh thang, qua những thửa ruộng lớn cấy máy đều tăm tắp, qua những cách làm ăn, tư duy mới của bà con.

Ở xã Chuyên Mỹ 29 tết vừa rồi vẫn còn giao ruộng đất cho dân, không khí vui như ngày hội lớn, khác hẳn với khi đầu vận động. “Nông dân nhiều nơi nhận thức ruộng 5% là thứ gì đặc biệt của gia đình họ, sử dụng sao là tùy ý. Ở Chuyên Mỹ khi vận động dồn điền đổi thửa cũng vấp phải “hòn đá tảng” này.


Đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng

Để thuyết phục dân dồn đất 5% vào quỹ đất I chính quyền đã phải vận dụng cách cộng diện tích đó vào rồi tính cho gia đình người nông dân có đất 5% nên họ hưởng ứng nhiệt tình. Cách làm này tránh cho quỹ đất 5% biến tướng thành nhà, thành cơ sở dịch vụ như một số nơi. Có dồn điền đổi thửa mới có đường nội đồng rộng 3,5 m, đường chính đồng rộng 5 m cho xe cơ giới vào ra thuận tiện, mới có cơ hội cơ giới hóa nông nghiệp. Cấy máy cho năng suất cao hơn 10-15% so với cấy tay bởi đảm bảo mật độ thưa, thoáng, hạn chế được sâu bệnh (cấy máy 30-35 khóm/m2 còn cấy tay 45 khóm/m2), bà con nông dân rất thích”, ông Nguyễn Đức Lương, Chủ tịch UBND xã Chuyên Mỹ, phấn khởi báo cáo.

Ông Nguyễn Công Soái tỏ ra đặc biệt thích thú khi Chuyên Mỹ là làng nghề chạm khảm nổi tiếng miền Bắc, dân đi tứ tán khắp nơi mà chính quyền vẫn coi trọng SXNN, nông dân vẫn không bỏ bê mùa màng, làm thành công dồn điền đổi thửa.

"Sau dồn điền đổi thửa, tôi dám chắc không bao giờ bà con còn nghĩ đến chuyện xé lẻ ruộng đồng như trước nữa bởi lợi ích đã thấy rõ trước mắt rồi", ông Nguyễn Công Soái.

“Chuyên Mỹ là xã công giáo mà làm được tốt dồn điền đổi thửa, làm tốt xây dựng nông thôn mới đã chứng tỏ chủ trương của nhà nước là công bằng, chứng tỏ tinh thần đoàn kết lương, giáo của nhân dân. Đường làng, ngõ xóm ở đây rộng đẹp phần đa do công sức của dân đóng góp chứ họ không trông chờ, ỉ lại. Đó là một ý thức tốt đáng để nơi khác học tập. Từ dồn điền đổi thửa chúng ra sẽ thấy những cánh đồng mẫu lớn, những con đường mới hình thành, những mô hình SX mới sẽ không kém nông thôn ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Chuyên Mỹ không phải là xã điểm, không được ưu tiên mà vươn lên tốp đầu của Phú Xuyên đã nói lên rằng làm NTM khó nhưng quyết tâm vẫn thành công được”, ông Soái phát biểu.

Cũng theo ông Soái, tỉ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp của Hà Nội hiện thấp hơn nhiều địa phương khác trong cả nước, chỉ bằng ½ ở Đồng bằng sông Cửu Long do đó dồn điền đổi thửa mà không áp dụng cơ giới hóa thì cũng bình thường, không tạo ra sự khác biệt lớn so với trước đây: “Xây dựng NTM không phải vì danh tiếng chính trị mà là giảm khoảng cách thành thị và nông thôn. Mục đích cuối cùng của NTM phải nâng cao đời sống cho nông dân. 68 ha dôi dư do dồn điền đổi thửa của Phú Xuyên nếu không dồn điền đổi thửa mà muốn lấy ra làm các công trình phúc lợi xã hội, giao thông công cộng sẽ phải đền bù khoảng 680 tỉ đồng. Lợi ích từ đấy chứ còn đâu? Công việc tiếp theo của việc xây dựng NTM theo tôi sẽ là tiếp tục tuyên truyền, là bảo vệ môi trường đặc biệt ở các làng nghề, là xây dựng đời sống văn hóa tình làng, nghĩa xóm đẹp, thanh bình".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm