| Hotline: 0983.970.780

Đón đòng và nuôi đòng lúa bằng Kali boron Đức

Thứ Sáu 03/03/2017 , 09:10 (GMT+7)

Thời kỳ sinh trưởng cây lúa thì phân bón gốc luôn là tâm điểm thứ hai sau điều kiện thứ nhất là nước mà dân gian có câu nói “nhất nước - nhì phân - tam cần - tứ giống”.

Đặc biệt ở giai đoạn này đón đòng và nuôi đòng lúa bằng loại phân nào phù hợp để mang lại hiệu quả là vấn đề cần lưu ý.

Trong thời kỳ này, giai đoạn canh tác lúa đón đòng luôn đòi hỏi người dân phải có nhiều trải nghiệm mới có cái nhìn khoa học lẫn thực tế và chúng ta gọi đó là giai đoạn không ngày không số.

14-31-27_nh-sn-phm-kli-boron-cu-duc
Sản phẩm Kali boron của Đức
 

Bên cạnh đó, chúng ta luôn đắn đo để đặt nhiều câu hỏi trong đầu về việc bón phân cho cây lúa: Bón bao nhiều kg phân đạm, bón bao nhiêu kg phân kali và có cần bón thêm phân lân không khi cây lúa của chúng ta đang vào giai đoạn có tim đèn từ một đến hai li. Nếu thường dân thì nêu câu hỏi đến đó, nhưng người dân vùng Đồng Tháp thì lại đặt thêm một câu hỏi nữa cho ruộng mình “Nếu bón như vậy thì có đảm bảo nuôi đủ màu xanh của bộ lá đòng hay không?”.

Bởi vì, màu xanh bộ lá đòng chính là cỗ máy quang hợp để tạo nên chất tinh bột cho hạt gạo và ảnh hưởng đến chính xác năng suất. Nếu lá đòng bị hư hại thì hạt lúa sẽ không được nuôi, dẫn đến hạt lúa lép, tỷ lệ hạt chắt sẽ ít, năng suất giảm mạnh, chi phí sản xuất cao và lợi nhuận sẽ thấp, cuối cùng thường dân sẽ là... dân thường.

Ngày nay, sản phẩm phân bón trên thị trường lựa chọn phân khúc đón đòng và nuôi đòng cho cây lúa vào gạo vô cùng hoành tráng. Nông dân có đủ điều kiện tiếp xúc với nhiều kênh thông tin và lựa chọn đa sản phẩm nhắm vào to hạt, sáng bông tại nơi cung ứng vật tư nông nghiệp được mọc lên chằng chịt ở địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất lúa tối đa cũng như cây trồng khác. Nhưng người nông dân thứ thiệt ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp thì quan tâm đến yếu tố gì tạo nên hạt lúa tốt, khi đem phơi hoặc sấy hạt lúa không bị dọp, hạt lúa không bị no giã trước khi quyết định mua phân bón lúa.

Vậy tìm loại phân nào để đám ứng yêu cầu khắt khe mà khi rải phân bón gốc phải đảm bảo hạt chắt cao, bộ lá đòng xanh và giữ lâu trên đồng. Để chinh phục được yêu cầu đó thì phải có nguyên tố Kali, Canxi, Magie và Boron trong phân bón để giúp lúa trong giai đoạn đón đòng hiệu quả đem lại năng suất cho nhà nông.

Qua 150 năm hình thành và phát triển, một loại phân bón phức hợp thật sự của cộng hòa Liên bang Đức (BM CHLB Đức) đã ra đời để giải quyết sự mong đợi của người nông dân trồng lúa là Korn Kali Boron, thành phần chính là 40% kali nguyên chất, 6% magie nguyên chất, 4% lưu huỳnh và boron nguyên chất. Kali boron Đức đủ dưỡng chất từ đa lượng đến trung lượng tới vi lượng đã tạo nên viên phân hoàn hảo, màu sắc tự nhiên, đủ năng lượng cần thiết cho sự đón đòng, giúp bộ lá đòng xanh bóng lâu hơn, song song đó phức chất này làm lá lúa tăng khả năng quang hợp của cây. Từ những thành tố này, viên phân Kali boron Đức được hòa tan trong môi trường ruộng lúa tốt hơn để giúp cây đề kháng lại với điều kiện bất lợi của thời tiết và tăng năng suất cây trồng.

Người nông dân sử dụng phân bón Kali boron Đức như phân kali đơn hoặc phối hợp với các sản phẩm khác để rải cho cây theo tỉ lệ thích hợp, nhiều nơi sử dụng sản phẩm này rải thêm vào giai đoạn rước hạt mà không cần phun thêm thuốc dưỡng cho lúa. Sản phẩm trên được bán rộng rãi tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trong cả nước.

 

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.