| Hotline: 0983.970.780

Đồng bào Khmer hiến đất làm đường

Thứ Sáu 14/02/2014 , 10:30 (GMT+7)

Được sự hỗ trợ của chính quyền huyện, xã, thị trấn và tiếp sức của các nhà chùa; đồng bào Khmer nhiều nơi trên vùng Bảy Núi - An Giang đã hưởng ứng làm đường nông thôn và chỉnh trang phum, sóc ngày càng sạch đẹp.

Được sự hỗ trợ của chính quyền huyện, xã, thị trấn và tiếp sức của các nhà chùa; đồng bào Khmer nhiều nơi trên vùng Bảy Núi - An Giang đã hưởng ứng làm đường nông thôn và chỉnh trang phum, sóc ngày càng sạch đẹp.

Mở rộng giao thông liên ấp thông thoáng, sạch đẹp và bố trí nhà ở dọc 2 bên đường là mô hình mới, được xã Ô Lâm khởi xướng làm đầu tiên ở huyện Tri Tôn. Ông Chau Vanh, nông dân ấp Phước Long khoe, từ khi con lộ mở rộng và được nâng cấp đổ bê tông, sinh hoạt của bà con ở đây rất thoải mái, xe cộ dập dìu và có điện, nước cung cấp đầy đủ.

Mùa mưa bây giờ không còn bùn đất lầy lội, xe du lịch vẫn chạy êm ru. Đó là nét mới, sự đổi thay của miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer Bảy Núi và xã thuộc diện Chương trình 135.


Các nhà sư góp công xây dựng đường nông thôn ở huyện Tịnh Biên

Từ kinh nghiệm này, Đảng ủy, UBND xã và đoàn thể ở Lê Trì vận động đồng bào nâng cấp các tuyến đường trong phum, sóc trên tinh thần tự lực là chính. Thượng tọa Chau Sơn Hy (sãi cả chùa Sà Lôn) chủ động bàn với Chi bộ và Ban ấp, rồi lấy ý kiến đồng bào mở rộng và tôn cao tuyến lộ từ tỉnh lộ 55B đến cuối ấp Sà Lôn, trị giá hàng trăm triệu đồng do bà con đóng góp tiền và đất. 

Ở đây, hầu hết đều là gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, cán bộ, đảng viên và kể cả hộ nghèo được cấp sổ. Bởi lẽ, con đường đáp ứng đúng với nguyện vọng của đồng bào, được sự đồng thuận rất cao, mọi người sẵn sàng vì lợi ích của phum, sóc mình. Có thể nói, đây là lần đầu tiên sư sãi nhà chùa ở Bảy Núi tham gia vận động, thiết kế và thi công đường nông thôn.

Hình ảnh đẹp đẽ đó ngày càng lan xa. Học tập cách làm này, các vị sư sãi, à cha và đồng bào Khmer phum Pông Rô ứng dụng ngay trên địa bàn của mình.

 Ông Chau Mốk, Chi hội trưởng Nông dân ấp Mằng Rò, cho biết: Từ khi Chương trình xây dựng NTM, người dân thấy được quyền lợi đường sá thông thoáng nên họ tự nguyện hiến cả ngàn mét vuông đất vườn khi con lộ mở rộng, mà vợ chồng vẫn vui vẻ và không đòi hỏi điều kiện. Chúng tôi hy sinh chút đỉnh mà bà con được hưởng lợi, cả nhà không có gì phải tính toán. Làm đường giao thông, vận chuyển lúa thóc, trong đó cũng có mình đi nữa.

Thấy vậy, Đảng ủy và UBND xã Châu Lăng cũng đã nhân rộng mô hình đến An Thuận, Phnôm Pi và các ấp khác. Việc chỉnh trang phum, sóc được tiến hành từng bước, khả năng đồng bào đóng góp tới đâu thì làm ngay tới đó, không thúc giục mà tùy theo mùa vụ và công việc có thể cần làm ngay.

Đầu năm 2014, đồng bào ấp Tô Thuận (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) đã đề xuất và tổ chức mở mới tuyến đường Tà Hu - Kẹt Cần Đước dài 5.000 m và rộng 3 m. Bà Neáng Sâm Bô, Chủ tịch UBND xã Núi Tô, cho hay: Tính đến thời điểm này đã có 89 hộ hiến 1,5 ha đất ruộng để làm đường, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Cán bộ, đảng viên trên xã chỉ tham gia ngày công lao động; còn phần vận động, thiết kế, thi công, quản lý đều do đồng bào làm hết.

Đồng bào ở Tô Thuận cũng đã hùn tiền tôn cao 4.220 m lộ và xây dựng 37 cống thoát lũ núi; tạo đường đi trong phum, sóc được thông thoáng và hạn chế ngập lụt dân cư vào mùa mưa. Hai vị Hòa thượng Chau Ty (chùa Soài So) và Chau Sưng (chùa Tà Pạ) có nhiều đóng góp công sức, vận động phật tử cùng làm đường nông thôn.

Theo ông Nguyễn Văn Cỏn, Bí thư Huyện ủy Tịnh Biên, toàn huyện hiện có 42 tuyến đường đã thông suốt từ trung tâm huyện đến các xã, thị trấn; nhất là các xã, thị trấn miền núi và vùng biên giới, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

Ngoài các chương trình và dự án lồng ghép đầu tư, đồng bào trong các phum, sóc cũng góp sức làm đường giao thông, tạo điều kiện đi lại được thuận tiện và sinh hoạt đời sống có nhiều cải thiện.

Theo khả năng đóng góp của đồng bào, giá trị đầu tư mỗi công trình không lớn nhưng hiệu quả mang lại rất thiết thực, đáp ứng được nhu cầu cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm