| Hotline: 0983.970.780

Đồng bộ sản xuất lúa

Thứ Sáu 28/06/2013 , 10:32 (GMT+7)

Tất cả các khâu làm đất, gieo mạ, cấy... đều được làm bằng máy, tiết kiệm được rất nhiều công lao động so với cấy tay...

Ngày 26/6, hàng chục CBCNV Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông và nông dân xã Hoằng Anh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa hừng hực khí thế xuống đồng bón phân, chuyển mạ, vận hành máy cấy... để sớm hoàn thành cánh đồng mẫu lớn 30 ha vụ HT, lần đầu tiên áp dụng công nghệ cao.

Chị Lê Thị Hồng Nhung, công nhân vận hành máy cấy, Trung tâm máy nông nghiệp Tiến Nông nói: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia cấy lúa diện tích lớn, đất được cày bừa kỹ nên máy cấy rất nhanh và đồng đều. Các khâu khác như bón phân, làm mạ khay đều được các anh em trong Cty làm bài bản, thuận lợi cho cả quy trình SX”.


Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao mô hình SX lúa áp dụng công nghệ cao

Ông Lê Xuân Bảy, thôn 8, xã Hoằng Anh chăm chú nhìn xuống thửa ruộng của mình tấm tắc khen: “Đúng là cơ giới hóa có khác, tất cả các khâu làm đất, gieo mạ, cấy... đều được làm bằng máy, tiết kiệm được rất nhiều công lao động so với cấy tay”.

Gia đình ông Bảy có 3/5 sào ruộng liên kết SX áp dụng công nghệ cao với Cty Tiến Nông. Theo cam kết, hộ dân chỉ góp đất, Cty đầu tư từ A đến Z, sau khi thu hoạch Cty sẽ trả cho hộ dân 60 kg thóc tươi/sào.

Ông Nguyễn Hồng Phong, TGĐ Cty Tiến Nông cho biết: Đây là lần đầu tiên Cty áp dụng công nghệ cao vào SX lúa, với mục tiêu giảm giá SX lúa thương phẩm xuống dưới 3.000 đ/kg (nếu bán 5.000 đ/kg thì nông dân còn lãi 2.000 đ/kg).

Theo đó, các biện pháp Cty thực hiện trong quá trình SX bao gồm áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất đến thu hoạch; sử dụng phân bón công nghệ cao, đồng bộ (tiết kiệm 20% chi phí so với bón phân thông thường) và quản lý dịch hại tổng hợp.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá: SX lúa áp dụng công nghệ cao trên CĐML là mô hình sáng tạo của Cty Tiến Nông. Đề nghị Cty theo dõi chặt chẽ quá trình SX và tổng kết đánh giá hiệu quả để có cơ sở nhân rộng; đồng thời, phối hợp với xã Hoằng Anh tạo thêm việc làm cho nông dân theo hình thức làm công cho DN...

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất