| Hotline: 0983.970.780

Đông Giang chuyển mình từ các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Thứ Ba 20/10/2020 , 19:10 (GMT+7)

Liên kết sản xuất, nâng cao giá trị các sản phẩm trong nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới đã giúp cho bộ mặt huyện Đông Giang (Quảng Nam) thay đổi từng ngày.

Việc triển khai xây dựng, thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thời gian qua đã được huyện Đông Giang xác định là nhân tố quan trọng. Điều này sẽ góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

Cây chè dây Za Reh là sản phẩm đặc trưng của huyện Đông Giang. Ảnh: L.K.

Cây chè dây Za Reh là sản phẩm đặc trưng của huyện Đông Giang. Ảnh: L.K.

Để thực hiện được điều này, huyện đã nhanh chóng hoàn thành công tác quy hoạch vùng, điều chỉnh quy hoạch ngành nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch xã NTM, dự án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn các xã, thị trấn… Đồng thời xây dựng dự án phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện, phát huy tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của từng xã, từng vùng gắn với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở đó, địa phương này đã phê duyệt ban hành danh mục các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM huyện Đông Giang giai đoạn 2018 – 2020 và hàng năm được điều chỉnh bổ sung phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của thị trường.

Theo Văn phòng điều phối NTM huyện Đông Giang, huyện đã phân bổ kịp thời và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn giao hàng năm đặc biệt huy động được nguồn vốn của người dân hưởng lợi và các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện dự án để mở rộng vùng nguyên liệu và nâng cao hiệu quả nguồn giao, nâng cao thu nhập cho người dân. Ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm dặc trưng của huyện như Ớt A riêu, Chè dây Za Reh, chuối mốc, gỗ rừng trồng, heo địa phương, các cây ăn quả khác gắn liền với các dự án du lịch trên địa bàn.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý điều hành dự án xã, thôn và người dân được quan tâm tổ chức thường xuyên, với nhiều hình thức phong phú. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia với người dân trong liên kết sản xuất các chuỗi giá trị mới có lợi thế của huyện.

Với việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2018 – 2020, huyện Đông Giang tập trung ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển 21 dự án. Đến nay đã triển khai 9 dự án trong đó có 3 dự án quy mô xã và 6 dự án quy mô liên xã với hơn 1.000 hộ dân tham gia. Với tổng vốn đầu tư hỗ trợ 9,55 tỷ đồng (vốn của tỉnh là 2,9 tỷ đồng, vốn Trung ương là 6,65 tỷ đồng, đặc biệt người dân tham gia ước trên 2,5 tỷ đồng thông qua ngày công lao động, vật tư con giống khi tham gia dự án.

Huyện Đông Giang cũng đã thành lập 3 Hợp tác xã nông lâm nghiệp và tạo điều kiện thu hút nhiều doanh nghiệp đã và sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Trong số này có 3 doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng, 1 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và 3 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch sinh thái.

“Chúng tôi cũng triển khai có hiệu quả chương trình OCOP, qua 2 năm thực hiện đã có 4 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh và tiếp tục năm 2020 tham gia với 4 sản phẩm khác. Đồng thời, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện tương đối lớn như câu gỗ Keo, chuối mốc, Ớt A riêu, chè xanh, mây…, tạo điều kiện thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong thời gian đến” Đại diện Văn phòng điều phối NTM huyện Đông Giang cho biết.

Thông qua các dự án chuỗi giá trị nâng cao năng lực sản xuất, nhận thức của người dân, năng lực quản lý điều hành của cán bộ các xã có nhiều chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp nâng cao, thu nhập của người dân được cải thiện góp phần giảm nghèo và thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng NTM đạt chuẩn một cách bền vững. 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.