| Hotline: 0983.970.780

Đông Hải: Xây dựng nông thôn mới là nền tảng để phát triển kinh tế

Thứ Hai 03/12/2018 , 10:37 (GMT+7)

Xác định rõ việc xây dựng NTM là nền tảng, mục tiêu để phát triển kinh tế của địa phương. Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đông Hải (Bạc Liêu) luôn nỗ lực vượt khó để xây dựng NTM bằng cả niềm tin và trách nhiệm.

Địa phương quyết tâm, người dân đồng lòng

Những ngày đầu tháng 12, chúng tôi có chuyến công tác tại huyện Đông Hải – một huyện ven biển của tỉnh Bạc Liêu trên con đường bê tông khang trang, sạch sẽ. Hình ảnh đó, khiến chúng tôi nhớ lại lời hứa trước đây của ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải: “Thời gian tới, mấy em có dịp về thăm Đông Hải sẽ khác với bây giờ. Sẽ tươi mới, khởi sắc hơn nhiều. Chúng tôi sẽ quyết tâm làm được điều đó, chứ không phải là lời nói suông”. Lời hứa của ông Túy với chúng tôi, đó là lời khẳng định của sự đồng lòng, chung sức và nỗ lực của cả Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương này đối với quá trình xây dựng NTM.

Ông Bùi Minh Túy – Chủ tịch UBND huyện Đông Hải

Anh Ngô Quốc Thái, ngụ xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, phấn khởi: “Trước đây, đường từ sá ở đây xấu lắm, mùa mưa chúng tôi phải di chuyển bằng xuồng máy (phương tiện đi lại trên sông nước ở miền Tây) rất bất tiện. Nhưng nay, đã phát triển hơn nhiều, lộ làng thông thoáng, khang trang, việc đi lại của người dân cũng dễ dàng hơn. Bây giờ, muốn ăn uống gì, cũng có, hàng hóa được người bán chở đến tận nhà, rất thuận lợi”.

Theo lời anh Thái, anh rất vui mừng khi chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo đến đời sống của Nhân dân. Điều đó, là động lực để người dân đặt trọn vẹn niềm tin vào chính quyền cơ sở để cùng địa phương chinh phục đích đến NTM.

Ông Túy cho biết: “Qua công tác tuyên truyền, vận động đã tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ và Nhân dân. Người dân địa phương lúc nào cũng nhiệt tình hưởng ứng chủ trương mà chúng tôi đặt ra để xây dựng NTM. Đó giống như liều thuốc bổ để Đảng bộ, chính quyền huyện Đông Hải quyết tâm hơn nữa trong xây dựng NTM. Hiện ở địa phương, có rất nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cần được nhân rộng”.

Ông Túy còn thông tin thêm, đến nay, huyện Đông Hải đã có 10/10 xã thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý, điều hành về xây dựng NTM với  khoảng 250 thành viên tham gia. Bên cạnh đó, huyện còn phân công cán bộ huyện phụ làm Trưởng đoàn chỉ đạo xã về công tác xây dựng NTM. Có 79/79 ấp đã thành lập Ban Phát triển, với 632 thành viên.
 

Không ngại khó, ngại khổ

Trao đổi với PV Báo NNVN, ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải khẳng định: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để về đích NTM. Bởi xây dựng NTM là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Một khi kinh tế khởi sắc thì đời sống của người dân sẽ được nâng lên. Chúng tôi, sẽ không buông bỏ mục tiêu này, vì đó là lợi ích của Nhân dân. Dù biết, phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quyết tâm, chúng tôi sẽ cùng người dân địa phương vượt qua”.

Theo đó, từ đầu năm đến nay địa phương này đã xây mới, nâng cấp, sửa chữa được 23 tuyến đường GTNT, có chiều dài trên 12km; xây mới và nâng cấp 3 cây cầu GTNT với tổng mức đầu tư hàng trăm triệu đồng. Cùng với đó, địa phương đã triển khai thi công nạo vét 4 tuyến kênh cấp cấp III, với chiều dài thi công gần 7km, khối lượng nạo vét đạt 780.194m3.

Bà Phạm Phương Thảo 47 tuổi, diêm dân, ngụ xã Điền Hải, hồ hởi: “Nhờ chính quyền địa phương quan tâm nạo vét kênh mương, khơi thông dòng trải mà các ruộng muối của gia đình tôi tháo xổ nước ra vào thuận lợi hơn. Năng suất, sản lượng tăng hơn trước rất nhiều. Đến nay, đời sống của gia đình tôi rất sung túc, con cái đều được đến trường”.

Đánh bắt thủy sản cũng là một trong những thế mạnh phát triển KT-XH của huyện Đông Hải

Từ đầu năm đến nay, điện lực huyện Đông Hải đã đầu tư lắp đặt được 280 đồng hồ điện cho hộ nghèo, cận nghèo đang sử dụng điện chia hơi thiếu an toàn. Từ đó, nâng tổng số hộ dân sử dụng điện an toàn trên toàn huyện là 32.670 hộ, chiếm tỷ lệ 99%.

Lĩnh vực y tế, giáo dục, luôn được địa phương quan tâm. Năm 2018, huyện Đông Hải cho xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 20 điểm trường học. Đồng thời, trang bị bàn ghế, đồ dùng dạy học cho các điểm trường trên địa bàn với kinh phí đầu tư trên 5 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, huyện có 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Song song đó, các trạm y tế xã trên địa bàn đều thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu của người dân. 100% xã đều có bác sỹ theo quy định. Tỷ lệ hộ dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện chiếm 94%.

Tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp huyện Đông Hải, đến nay, địa phương này đã thành lập được 13 HTX hoạt động rất hiệu quả. Trong đó, 10 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 1 HTX quản lý chợ, 1 HTX hoạt động trong lĩnh vực GTVT và 1 HTX chuyện SX, kinh doanh hàng may mặc, với 630 thành viên tham gia. Tổng mức vốn điều lệ trên 6,5 tỷ đồng. Đời sống, thu nhập của các thành viên và lao động đạt mức ổn định. Đó là nền tảng để nền kinh tế huyện phát triển, đi lên trong thời gian tới.

“Hiện, huyện Đông Hải có 1 xã được công nhân đạt chuẩn NTM, dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ công nhận thêm 1 xã. Các xã còn lại, trung bình đạt từ 13 tiêu chí trở lên. Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường chỉ đạo xã tích cực thực hiện các tiêu chí có điều kiện thực hiện trước trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, mà không cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí trong thời gian sớm nhất, ông Túy nói.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm