| Hotline: 0983.970.780

Đồng hành cùng con an toàn trên môi trường mạng

Thứ Bảy 02/05/2020 , 06:10 (GMT+7)

Không thể phủ nhận lợi ích internet mang lại, tuy nhiên việc sử dụng internet nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể khiến trẻ gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng.

Để hiểu được con, đôi khi phải để con tự bộc lộ phản ứng trong chính ngôi nhà mình, để từ đó phụ huynh có thể 'dò dẫm' trong thế giới của con, cùng con trưởng thành, cùng con an toàn trên môi trường mạng.

Để hiểu được con, đôi khi phải để con tự bộc lộ phản ứng trong chính ngôi nhà mình, để từ đó phụ huynh có thể "dò dẫm" trong thế giới của con, cùng con trưởng thành, cùng con an toàn trên môi trường mạng.

Vì vậy, để bảo vệ con trẻ trên môi trường mạng là mong muốn của cha mẹ, cũng như toàn xã hội.

Từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam cho đến nay, hầu hết học sinh trên cả nước đều nghỉ học.

Thời gian này, phụ huynh và học sinh có thời gian học tập và sinh hoạt tại nhà nhiều hơn. Việc học của trẻ cũng vì thế mà chuyển sang học trực tuyến để phòng chống dịch.

Theo một số khảo sát, thời gian trung bình trẻ sử dụng internet lúc này có thể tăng từ 2-3 giờ/ngày lên tới ít nhất 5-6 giờ/ngày.

Làm bạn cùng con - Online vui – vùi Covid

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Chuyên gia Giáo dục công dân số cho hay, nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm tới việc cần đồng hành với con trong việc sử dụng internet an toàn.

Nhiều người thì nghĩ internet nguy hiểm, họ sẽ tìm cách để kiểm soát, cấm đoán không cho con sử dụng; một số khác thì nghĩ rằng, con còn nhỏ chưa dùng internet nhiều nên không sao.

“Đại dịch Covid-19 có thể thay đổi suy nghĩ của cha mẹ, khi trẻ em ở nhà, học trực tuyến ngay từ lớp 1, bỗng dưng được trao vào tay máy tính, điện thoại mà chưa có sự chuẩn bị. Chính vì vậy, phụ huynh cũng lúng túng trong hướng dẫn, hỗ trợ con em mình.

Trong khi đó, tin giả tràn ngập mạng xã hội, vô tình trẻ có thể xem những ấn phẩm không phù hợp, gặp các phần mềm lừa đảo, dễ bị kết bạn xấu, thậm chí có thể khiến trẻ bị xâm hại tình dục…

Đây là thời điểm thích hợp để phụ huynh nhận ra sức mạnh và ảnh hưởng của công nghệ đối với trẻ em, cả tốt cả xấu, để nghiêm túc thay đổi quan điểm, có ý thức học hỏi và có trách nhiệm trong việc đồng hành và hỗ trợ con sử dụng internet thông minh và an toàn”, bà Phương Linh chia sẻ.

Theo bà Linh, đây là cơ hội vàng cho cha mẹ cùng đồng hành với con để sử dụng internet thông minh và an toàn. Chính vì thế, Cục trẻ em – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em phát động chiến dịch truyền thông trực tuyến “Online vui – Vùi Covid” diễn ra đến 24/5, để đồng hành cùng các gia đình đi qua thời gian dịch bệnh một cách an toàn và lành mạnh.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ, trong thời gian cách ly xã hội, tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được rất nhiều cuộc gọi từ phụ huynh phản ánh những nỗi lo lắng của phụ huynh khi trẻ sử dụng internet quá nhiều.

“Chúng tôi đã nắm bắt được mối quan tâm của gia đình và thực hiện các chiến dịch truyền thông về sử dụng Internet an toàn, những giải pháp chú trọng đến trẻ em ở khu cách ly để đồng hành vượt qua những khó khăn. Giải pháp hiện nay chúng ta hướng đến là phải có một hệ sinh thái an toàn trên môi trường mạng cho trẻ.

Trẻ em có quyền tiếp cận thông tin, vì thế phụ huynh, người làm giáo giục, hay những người làm chính sách đều cần có trách nhiệm phải chung tay tham gia để bảo vệ hệ sinh thái an toàn trên mạng.

Muốn kiểm soát tin xấu độc trên môi trường mạng giống như thế giới đang tìm vacxin chống dịch Covid-19, thì trẻ cần có “vacxin” để có thể tự ý thức được cách sử dụng an toàn, biết điều gì xấu, điều nào tốt, dùng internet bao nhiêu thì vừa. Phụ huynh, nhà trường và cộng đồng cần chung tay để mỗi ngày “tiêm” một ít “vacxin” để tạo hàng rào giúp trẻ tự bảo vệ mình.

Chúng ta cần phải là người hiểu biết có thể hướng dẫn cho con, mặt khác cha mẹ có thể trở về tuổi thơ của mình để có thể làm người bạn gần gũi, đồng hành cùng con. Đây là việc phải kiên trì cần làm hàng ngày để trẻ tin tưởng rằng điều người lớn đang làm là tốt cho con”, ông Nam chia sẻ.

Đồng quan điểm, bà Đỗ Thuỳ Dương, người sáng lập nhóm “Mẹ Hiện đại”, Giám đốc Talent Pool cho rằng, phụ huynh cần quan sát con nhiều hơn, trò chuyện với con để biết được con đang xem gì, con làm gì và cho phép con làm quen với internet cũng như định hướng cho con.

“Với tôi, tôi nghĩ không thể kiểm soát được các con. Tôi muốn môi trường gia đình phải là môi trường an toàn, để các con được tự bộ lộ những mặt "xấu xí" của bản thân trong chính ngôi nhà mình. Không phản ứng ngay trước tất cả những gì mình nhìn thấy con hành động trên mạng, để chúng ta có một khoảng dừng nhìn nhận việc gì cần can thiệp, việc gì để con tự nhiên phát triển. 

Hiện nay, khoảng cách về mặt công nghệ giữa trẻ em và phụ huynh càng ngày càng lớn.

Hiện nay, khoảng cách về mặt công nghệ giữa trẻ em và phụ huynh càng ngày càng lớn.

Tất cả mọi giải pháp kỹ thuật đều là phương tiện. Vì vậy, cần xây dựng mối quan hệ, tạo cho con niềm tin để con có thể chia sẻ với cha mẹ. Hãy xác lập tâm thế rằng, rủi ro có thể là “thầy", nguy hiểm có thể là “thầy”, thất bại có thể là “thầy”.

Mình phải "dò dẫm" trong thế giới của con để biết được mọi thứ con quan tâm, tìm các chuyên gia tư vấn những điều chúng ta vướng mắc để từ đó đưa ra lời khuyên tốt nhất cho con. Một thế hệ cha mẹ phải tự học cách lớn cùng nhau và lớn cùng con mỗi ngày”, bà Dương nhìn nhận.

Ông Ngô Việt Khôi, chuyên gia An toàn thông tin cho rằng, khoảng cách về mặt công nghệ giữa trẻ em và phụ huynh càng ngày càng lớn.

Bố mẹ thường có xu hướng kiểm soát con, nhưng lại không biết đến những tính năng quản lý con qua internet. Nhiều cha mẹ không hề biết đến tính năng Parental Control (giúp cha mẹ quản lý được nội dung con xem, thời gian con xem internet).

Và trong vài năm gần đây, các công ty phần mềm bảo mật, các nhà sản xuất modem, các hãng tivi... cũng đã thêm vào tính năng quản lý bộ lọc vào sản phẩm của họ để có thể hạn chế thời gian truy cập internet, những nội dung trẻ có thể truy cập…

“Không cần chờ có dịch Covid-19 xảy ra mới thấy internet đã cứu cánh chúng ta như thế nào, mà internet đã vốn có những chức năng tuyệt vời này, từ phụ huynh đến con cái - chúng ta đều là công dân số, vì vậy hãy hành xử, trau dồi kỹ năng, kiến thức giúp con bước vào thế giới số đi đúng hướng, trải nghiệm hữu ích.

Trở thành bạn của con là một việc rất khó nhưng là việc chúng ta nên làm. Chính vì vậy, kiểm soát không khi nào là tốt cả. Nếu bắt buộc phải dùng internet thì phải trở thành bạn của con, chỉ cho con biết internet có lợi ích gì, có hại thế nào, cái gì con không nên xem, những mối quan hệ kiểu gì thì con nên tránh. Đôi khi, phụ huynh cũng nên “giả vờ ngố” để được con trở thành “giáo viên” của mình”, ông Khôi nhận định.  

Ông Khôi cũng cho rằng, đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ internet, nhà làm phim, các đơn vị cung cấp mạng xã hội… phải phân loại riêng từng nội dung như thế nào, cung cấp cho từng độ tuổi khác nhau và có chế độ dán nhãn ở từng độ tuổi.

Đồn hành cùng con, làm bạn cùng con để cùng con lớn lên mỗi ngày.

Đồn hành cùng con, làm bạn cùng con để cùng con lớn lên mỗi ngày.

5 tips nói chuyện với con trong mùa dịch Covid-19:

“Lên mạng, con thích xem gì nhất?”, “Hôm nay ở trên mạng có gì hay không con?”: Khởi đầu câu chuyện và xây dựng mối quan hệ giao tiếp gần gũi với con. Tôn trọng và công nhận con có quyền tiếp cận, sử dụng internet

“Bố mẹ không phải là cảnh sát hay quan toà, bố mẹ ở đây để đồng hành và hỗ trợ con”: Đảm bảo sự kiểm soát của bố mẹ bằng cách thỏa thuận những giới hạn như yêu cầu con sử dụng các chế độ internet cho trẻ em, những ứng dụng con được sử dụng…

“Con có thể cùng chơi hay dạy bố/mẹ được không?”: Tôn trọng quyền riêng tư của con nếu con muốn giữ bí mật. Tuy nhiên, hãy đề nghị con chia sẻ các trang, ứng dụng mà con hay dùng, cùng thảo luận về sự an toàn của trang hay ứng dụng đó

“Chúng mình cùng thoả thuận nhé!”: Chia sẻ và học hỏi từ con về những trải nghiệm của con, những rủi ro trên môi trường mạng và cùng con tìm ra giải pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng Internet tại nhà.

“Chúng ta sẽ có cách giải quyết” - Không phán xét hay đổ lỗi cho con vì bất cứ điều gì xả ray trên mạng. Hãy thể hiện sự tin tưởng, yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ con khi con gặp khó khăn. Hãy để con cái tin tưởng tìm đến cha mẹ đầu tiên khi con gặp phải những mối nguy hại trên môi trường mạng.

(Kiến thức gia đình số 18)

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm