| Hotline: 0983.970.780

Đồng hành và chia sẻ với nhà nông

Thứ Sáu 24/11/2017 , 07:20 (GMT+7)

Đài PT-TH Đắk Lắk (DRT) phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền, Cty Syngenta VN vừa tổ chức thành công Gala kỷ niệm 10 năm ngày phát sóng trực tiếp chương trình "Đồng hành & chia sẻ".

Chương trình đứng vững

Tham dự đêm Gala, ông Ygiang Gry Nie Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nói: “Đắk Lắk là vùng đất nông nghiệp, đang và sẽ đi lên chủ yếu từ nông nghiệp. Đã có nhiều DN, nhà khoa học đồng hành với nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là Cty CP Phân bón Bình Điền. Cùng với DRT, Bình Điền sáng tạo ra chương trình truyền hình tương tác trực tiếp với nhà nông, mang tên "Đồng hành & chia sẻ" đã duy trì được 10 năm và sẽ còn tiếp tục. Đây là cầu nối quan trọng để nhà nông tiếp thu được những kiến thức KHKT tiên tiến áp dụng vào SX trên vườn ruộng của mình, giúp tỉnh thực hiện thành công 2 chương trình lớn là xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo tỉnh rất trân trọng sự đóng góp của chương trình”.

08-30-34_imge_6483441

Ông Trương Hồng, Q. Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) nhấn mạnh: “Đây là chương trình có ý nghĩa. Thông qua chương trình các kỹ thuật SX, sản phẩm vật tư tốt được chuyển tải tới nhà nông; những khó khăn, vướng mắc của nhà nông được giải đáp rất kịp thời”.

Ông Huỳnh Quốc Thích, PGĐ Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho rằng: “Chương trình đã liên kết được 4 nhà mà cái đích là giúp nhà nông canh tác tốt”.

Theo ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, Bình Điền đã đầu tư làm chương trình từ trước, tại VTV Cần Thơ, sau này là DRT và nhiều đài PT-TH các tỉnh khác. Bình Điền có tiêu chí là không chỉ đưa đến bà con nông dân những sản phẩm phân bón chất lượng cao, phù hợp nhất mà còn kèm theo đó là cả một gói giải pháp kỹ thuật, nhất là quản lý tốt dinh dưỡng cho cây trồng, giúp nhà nông đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

10 năm qua DRT, Bình Điền và Syngenta vừa đồng hành vừa chia sẻ với bà con. Nhiều mảnh đời nông dân nghèo khó, thiếu thốn khi chương trình phát hiện đã được chia sẻ kịp thời, bằng "Mái ấm Bình Điền", "Nâng cánh ước mơ", bằng tặng phân bón, hỗ trợ phí vận chuyển, được trả chậm khi nhận phân bón… đã giúp nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo, vươn lên khá giả mà còn chung tay xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại các buôn làng xa xôi giữa đại ngàn.

Tuy vậy, để có được thành quả ngày hôm nay, BTC đã phải vượt qua không ít khó khăn, thử thách. Ông Trần Đại, Phó Giám đốc DRT chia sẻ: “Là đài địa phương, làm sao có được một chương trình truyền hình tương tác trực tiếp với nông dân, kết nối được 4 nhà? Chúng tôi đã phải cử một ê kíp vào Cần Thơ học hỏi cách làm truyền hình tương tác. Được sự giúp đỡ tận tình của VTV Cần Thơ và Bình Điền, chúng tôi đã phát sóng chương trình đầu tiên vào tháng 12/2007. Thật may chương trình được đông đảo bạn xem đài cổ vũ, nông dân nhiệt tình ủng hộ; thế là cứ vậy phát sóng. Từ số đầu tiên mang tên "Nhịp cầu nhà nông" đến năm 2011 thì mang tên "Đồng hành & chia sẻ”.
 

Tiếp tục tiến tới

Dấu ấn 10 năm là rất sâu đậm nhưng sắp tới, theo ông Trương Hồng, chương trình cần giúp cho nông dân định hướng được phải trồng cây gì, nuôi con gì, sản phẩm nông nghiệp nào đang và sẽ có thị trường ổn định, muốn có giống mới, giống tốt phải tới đâu…

08-30-34_imge_6483441_1

“Chương trình cần lồng ghép những thông tin về ngân hàng, thị trường để giúp nhà nông có rộng thêm kiến thức khi quyết định các dự án SX”, ông Huỳnh Quốc Thích mong muốn.

“Cần có sự chia sẻ kinh nghiệm SX lẫn nhau của bà con nông dân để tạo thêm sự hấp dẫn, sinh động”, ông Lê Quốc Phong chia sẻ.

Ông Trần Văn Điều ở xã Ea Mnang, huyện Chư Mga, cho biết nhà ông trồng 6ha cà phê và tiêu, ông rất khoái chương trình. “Ai có vướng mắc gì trong SX thì gửi câu hỏi để được các thầy trả lời, hoặc nghe người ta hỏi mình cũng tiếp thu được kỹ thuật cần thiết, nhất là những vấn đề thời sự về thời tiết, bệnh dịch trên cây trồng, giá cả nông sản... Tôi mong chương trình tiếp tục để trợ giúp cho nông dân tụi tôi”, ông Điều nói.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm