| Hotline: 0983.970.780

Đồng khô cỏ cháy, nông dân rời làng!

Thứ Tư 31/07/2013 , 10:31 (GMT+7)

Chưa năm nào người dân Quảng Ngãi phải đối mặt với hạn hán gay gắt như năm nay. Chưa khi nào nông dân Quảng Ngãi bỏ ruộng nhiều như vụ hè thu này. Không có nước SX, ruộng bỏ hoang, nông dân lâm cảnh khốn đốn. Họ lũ lượt ly hương.

* 1 xã bỏ trắng đồng 500 ha, 3.000 người rời làng

Chưa năm nào người dân Quảng Ngãi phải đối mặt với hạn hán gay gắt như năm nay. Chưa khi nào nông dân Quảng Ngãi bỏ ruộng nhiều như vụ hè thu này. Không có nước SX, ruộng bỏ hoang, nông dân lâm cảnh khốn đốn. Họ lũ lượt ly hương.

Vắt đất không ra nước

Bây giờ về Quảng Ngãi, hỏi nông dân chuyện làm ăn sản xuất, ai nấy đều lắc đầu thở dài: “Ruộng nương chi nữa mà làm với ăn. Không có nước tưới, phần bỏ hoang ruộng cho “cỏ ăn” ngay từ đầu vụ, phần gieo sạ xong thì mặt ruộng khô khốc nứt nẻ, khát nước quá cây lúa lớn không nổi, èo uột đứng đó cuối cùng cũng chết cháy. Ai đời trồng lúa chưa kịp thu hoạch đã phải cắt cho bò ăn”.

Vụ hè thu này, hạn hán không chừa địa phương nào trên đất Quảng Ngãi. Từ huyện cực Bắc là Bình Sơn, đến huyện cực Nam là Đức Phổ, đâu đâu cũng nghe nông dân oán thán sự khắc nghiệt của hạn hán. Nông dân Nguyễn Đạo ở xã Bình Khương (Bình Sơn) nghẹn giọng cho biết: “Gia đình tui làm 12 sào lúa, đến giờ này đã cắt cho bò ăn hết 6 sào, 6 sào còn lại cây lúa đang làm đòng trỗ nhưng ruộng khô khốc suốt hơn nửa tháng nay. Cứ mỗi lần ra thăm ruộng là tui muốn khóc. Không biết rồi đây cả gia đình tui phải xoay xở như thế nào cho đến mùa giáp hạt”.


Lúa HT ở xã Bình Mỹ (Bình Sơn) gần làm đòng đang thoi thóp vì hạn

Không chỉ có anh Đạo khóc cho cây lúa mà đây là tình cảnh chung của nông dân xã Bình Khương. Cứ nghe ông Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đức Sơn, than thở thì biết: “Vụ hè thu này toàn xã Bình Khương gieo sạ 130 ha lúa. Nhưng do 7 hồ chứa nước trên địa bàn đều trơ đáy nên đã có 50 ha nông dân phải thu hoạch “lúa lá” sớm cho bò ăn, số còn lại cũng đang “thoi thóp”.

Để “chữa cháy”, chính quyền xã trích kinh phí đào 2 cái ao hết gần 14 triệu đồng, nhưng mạch nước ngầm đã kiệt nên chẳng cho được bao nhiêu nước, cố mấy cũng không thể cứu vãn được tình hình”.

Ở xã Phổ Cường (Đức Phổ), “điểm nóng” hạn hán ở Quảng Ngãi trong vụ hè thu này tình hình còn thê thảm hơn. Những địa phương khác, dù hạn hán hoành hành nhưng vẫn có cây lúa đứng trên đồng, còn ở đây, đồng ruộng nằm phơi mình bạc phếch dưới nắng mặc cho cỏ mọc tràn. Bên cạnh là những con mương khô khốc.


Ruộng khô khốc lúa lớn không nổi khiến nông dân xã Bình Khương (Bình Sơn) 
quặn lòng

Bà Hai Xuân ở thôn Thủy Thạch mắt nhìn về cánh đồng trắng phau nói trong giọng nghẹn ngào: “Mọi năm giờ này đồng ruộng đã xanh um cây lúa, đây là thời điểm đang làm đòng trỗ, hạt lúa sắp vào bồ. Thế nhưng vụ hè thu này đồng ruộng vắt không ra giọt nước nên phải bỏ hoang. Gia đình tui chỉ có 4 sào ruộng là nguồn thu nhập duy nhất mà cũng phải bỏ trắng”.

Ai đời toàn xã Phổ Cường có 700 ha đất lúa thì vụ hè thu này đã phải bỏ trắng đến 500 ha. Là dân thuần nông, ruộng cho cho lúa thì không biết ngày rộng tháng dài trước mắt nông dân ở đây sống như thế nào.

Làng trống

Làng quê Phổ Cường (Đức Phổ) buồn ảm đạm, cửa nhà đóng im ỉm, sân vườn vắng teo, đường làng chỉ lác đác vài người già đi lại mặt cắm cúi buồn bã. Hỏi ra thì biết, thanh niên trai trẻ trong làng đã rời quê tha hương vào tận miền Nam kiếm việc. 

Cụ Bềnh, 1 người hiếm hoi mà chúng tôi gặp được ở cái làng Thủy Thạch này đang đứng buồn trên hè. Mắt cụ nheo nheo dưới cái nắng chói chang nhìn chúng tôi chăm chăm. Chắc tại làng xóm vắng vẻ quá, thấy có khách lạ đến, lòng ông cụ bỗng thấy chút vui.

“Sao làng xóm vắng vẻ quá vậy cụ?”, chúng tôi mở đầu câu chuyện. Đôi mắt thoáng vui của cụ Bềnh bỗng sập tối: “Lũ trẻ đi làm ăn xa hết rồi nên làng xóm vắng vẻ là vậy. Như vợ chồng tui đây, đã già lụ khụ rồi mà giờ đành phải làm “dzú em” cho 2 đứa cháu nội, đứa lên 10, đứa mới 5 tuổi, để vợ chồng thằng con tui dắt nhau vô miền Nam kiếm việc làm. Có ruộng mà không làm được, đành phải làm việc khác kiếm tiền mua gạo ăn chứ chịu đói sao kham. Lũ trẻ kéo nhau đi làm đến trống làng”.

Im lặng lúc lâu, cụ Bềnh thở dài, nói thêm: “Sinh ra, lớn lên, gắn bó với đồng ruộng đã quen, nay phải xa quê đi làm xa tui biết lũ nhỏ cũng chẳng sung sướng gì. Công việc cơ cực lắm, chỉ đi bán vé số, bán trái cây rong, bán bún dạo…, bí quá mà phải đi.


Nông dân Quảng Ngãi cắt lúa cho bò ăn

Đồng khô cỏ cháy thế này nếu không đi lấy gì ăn. Đó là chưa nói đến chuyện phải có tiền chi phí cho lũ cháu học hành. Muôn sự tiêu tiền của bà con đều trông vào hạt lúa, giờ ruộng bỏ cho “cỏ ăn”, còn con người phải lặn lội đất người làm kiếm từng ký gạo. Nghĩ mà đau lòng!”.

Theo ông Lê Đức Thiện, Chủ tịch UBND xã Phổ Cường, chuyện đi miền Nam làm ăn ở địa phương này khá phổ biến trong những năm qua. Tuy nhiên, mọi năm chỉ có khoảng 2.000 người ly hương, nhưng năm nay thì tăng cao đột biến, khoảng trên 3.000 người.

Nhưng đó là con số chưa chính xác, có thể số người ly hương còn cao hơn nữa, nhưng có nhiều người vì mặc cảm, ra đi âm thầm không báo cáo với địa phương. “Chúng tôi đã tính hết nước, trước mắt là chuyển đổi từ làm lúa sang làm các loại cây trồng cạn hạn chế bỏ ruộng hoang. Thế nhưng cây trồng gì ít tưới hơn lúa cũng phải có chút nước để sinh trưởng, phát triển. Đằng này nước không có hột nào thì đành đắng lòng nhìn ruộng bỏ hoang. Tình hình này, nguy cơ thiếu đói giáp hạt trong năm nay ở địa phương là rất cao”, ông Thiện nói.

“Ngay đầu vụ hè thu, chúng tôi dự kiến Quảng Ngãi sẽ có 5.000 ha lúa bị thiếu nước tưới, thế nhưng nhờ tích cực chống hạn ngay đầu vụ nên đến nay chỉ có 1.618 ha bị hạn uy hiếp. Tuy nhiên, trong đó có đến 836 ha lúa đã bị mất trắng, 782 ha khác có thể khôi phục 1 phần nhưng năng suất sẽ giảm lớn. Đặc biệt, ngay từ đầu vụ đã bỏ trắng diện tích gần 1.000 ha không SX được”, ông Nguyễn Mậu Văn, Phó GĐ Sở NN-PTNT Quảng Ngãi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm