| Hotline: 0983.970.780

Đồng khô, người khát

Thứ Năm 28/08/2014 , 09:10 (GMT+7)

Theo Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh Phú Yên, thời điểm này cuối vụ HT nhưng toàn tỉnh có hơn 10.200 ha lúa vẫn bơm tưới chống hạn. 

Hạn hán đã gây thiệt hại cho Phú Yên gần 200 tỷ đồng.

Hồ đập khô cạn

Ông Huỳnh Dục, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình (Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam) cho biết: "Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh hầu như không có mưa, tổng lượng mưa 6 tháng đầu năm phổ biển từ 55,60 - 301 mm thấp hơn trung bình nhiều năm từ 56,50 - 249,5 mm, dẫn đến lưu lượng dòng chảy trên các sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là các khu vực miền núi các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh.

Hiện các nguồn nước đã cạn kiệt, lưu lượng cơ bản các hồ chứa dưới mực nước chết. Cụ thể, mực nước tại hồ Phú Xuân chỉ còn 26,24/36,50m; Đồng Tròn 18,25/35,50m; Hóc Răng 11,54/23,20m; Xuân Bình 69,13/75,80m; Kỳ Châu 134/141,10m.

Trên hệ thống đập Tam Giang (huyện Tuy An), nước sông Kỳ Lộ tiếp tục xuống ở mức thấp, lưu lượng vào kênh KC1, KC2, KC3, KC4, KC5 và KC6 không đảm bảo nước tự chảy để cung cấp nguồn nước tưới và nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu.

Hệ thống tưới sau thủy điện Sông Hinh cũng tương tự, mực nước hồ của nhà máy thủy điện ở mức thấp (196/209m) ngang mực nước chết, chỉ đủ chạy phát điện 3 - 4 giờ trong ngày, do vậy không đảm bảo nguồn nước cấp về đến kênh chính Tây.

Lo ngại thời điểm này là các cánh đồng lúa trong tỉnh đang thời kỳ ngậm sữa, vào chắc rất cần nước cho đợt tưới cuối cùng. Vì vậy để đảm bảo nước tưới, công ty vẫn duy trì phương án chống hạn như từ đầu vụ, là tiếp tục hoạt động các trạm bơm dã chiến tại các đầu mối để bơm dung tích chết của các hồ vào cống lấy nước chống hạn.

“Vụ HT năm nay chúng tôi cung cấp nước tưới tiêu cho khoảng 17.492 ha lúa. Tuy nhiên thời gian qua đã xảy ra khô hạn trên diện rộng làm 6.200 ha lúa ngắc ngoải. Tính đến nay kinh phí thực hiện công tác chống hạn tại đơn vị đã trên 2,1 tỷ đồng và chúng tôi tiếp tục thực hiện bơm tưới chống hạn cho đợt tưới cuối cùng vụ HT”, ông Dục chia sẻ.

Hạn khốc liệt

Ở xã Hòa Xuân Tây (huyện Đông Hòa), hàng trăm ha lúa đang thời kỳ ngậm sữa, vào chắc được chính quyền địa phương triển khai bơm tưới chống hạn.

Ông Nguyễn Đình Nhu, Chủ nhiệm HTXNN Hòa Xuân Tây 2 than vãn: “Chưa năm nào chúng tôi phải vất vả chống hạn từ đầu vụ gieo sạ cho đến cuối vụ như năm nay. Vụ HT toàn HTX sản xuất 475 ha lúa, nhưng có tới 325 ha bị khô hạn.

Bà Đặng Thị Lành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi và PCLB tỉnh Phú Yên cho biết: "Vừa qua Chính phủ hỗ trợ tỉnh 10,9 tỷ đồng để chống hạn. UBND tỉnh cấp tốc phân bổ cho các địa phương và Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam. Đến nay toàn tỉnh có khoảng 700 ha lúa bị mất trắng, 13.829 ha hoa màu bị hạn giảm năng suất và mất trắng".

Mặc dù chúng tôi đã nỗ lực triển khai chống hạn như nạo vét kênh mương, khoan giếng, bơm tưới liên tục ngày đêm để cứu lúa, nhưng do nhiều vùng nguồn nước bị cạn kiệt nên đã có 175 ha bị mất trắng”.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, toàn huyện có 2.500 ha lúa SX ngoài hệ thống thủy nông, trong đó có 1.160 ha bị khô hạn cần tăng cường bơm tưới đến cuối vụ.

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa cho biết, vụ HT năm nay toàn huyện SX 6.500 ha lúa, trong đó diện tích SX ngoài hệ thống thủy nông bị khô hạn cần bơm tưới là 1.120 ha, đứng đầu là xã Hòa Thịnh 807 ha, Hòa Tân Tây 108 ha, Hòa Đồng 57 ha…

Đến nay toàn huyện đã có 292 ha lúa bị mất trắng do hạn hán. 828 ha đang thời kỳ ngậm sữa, vào chắc vẫn tiếp tục duy trì bơm tưới chống hạn.

Tại các huyện Đồng Xuân, Tuy An tình hình hạn hán cũng đang diễn ra gay gắt không chỉ ảnh hưởng đến SXNN, mà nhiều vùng lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt. Ông Cao Văn Hồng, thôn Phú Đồng, xã Phú Mỡ (Đồng Xuân) cho biết: “Các giếng đào trong thôn đã cạn kiệt, hàng ngày chúng tôi phải vượt vài cây số xuống sông Bà Đài gùi từng can nước về dùng”.

Theo Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh Phú Yên, thời điểm này đang cuối vụ HT nhưng toàn tỉnh hiện có hơn 10.200 ha lúa vẫn bơm tưới chống hạn với hơn 240 giếng khoan và 381 trạm bơm dã chiến. Ngoài ra có hơn 10.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt tập trung chủ yếu ở các huyện Sông Cầu, Tuy An và Đồng Xuân.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm