| Hotline: 0983.970.780

Đồng loạt treo chuồng

Thứ Sáu 14/10/2011 , 11:09 (GMT+7)

Hôm qua (13/10), chúng tôi về tỉnh Đồng Nai, nơi có đàn gà trên 9 triệu con để chứng kiến thảm cảnh nhiều chủ trang trại gà đồng loạt treo chuồng.

Hôm qua (13/10), chúng tôi  về tỉnh Đồng Nai, nơi có đàn gà trên 9 triệu con để chứng kiến thảm cảnh nhiều chủ trang trại gà đồng loạt treo chuồng. Trước thực trạng giảm đàn hàng loạt, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại vòng luẩn quẩn hết thừa lại đến thiếu thịt sẽ tái diễn vào dịp Tết.

Chủ trại gà Tam hoàng (gà màu) Nguyễn Kim Hương (ấp 4, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) nuôi 35.000 con trên diện tích gần 2ha, sau khi lục lại sổ sách theo dõi cũ cho hay: Do con giống, thức ăn, chi phí thuốc thú y, nhân công đều tăng vọt nên bán mỗi kg gà thịt lỗ khoảng 6- 7.000 đồng. Trong đó thức ăn cho gà tháng 10/2010 giá bình quân 8.000 đồng/kg, nay lên 10.600 đồng/kg.

Chủ trang trại này cũng nói, nếu tới đây ai trả giá mua lại trại ngoài 4 tỷ, dứt khoát sẽ bán, bỏ nghề chăn nuôi vốn đã theo đuổi hơn 20 năm qua. “Chán lắm, chăn nuôi mà giá cứ trồi sụt bất thường, có khi lên được 36.000 đồng/kg dù vẫn lỗ bởi giá thành đã tới 38.000 đồng/kg. Nhưng giá lên ít hôm lại “đao” xuống. Mới đây, tui xuất cho đại lý Sơn Mai ở Long Khánh 20 ngàn con, lỗ hơn 100 triệu. Nay tui buộc giãn thời gian tái đàn, xem giá sắp tới thế nào để tính tiếp”. 

Giá gà giảm mạnh khiến nhiều trại chăn nuôi ở xã Sông Trầu không dám tái đàn trở lại vì sợ lại thua lỗ. Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ban Thú y xã cho hay, giá gà giống năm ngoái 11.000 đồng/con, năm nay có 8.000 đồng/con nhưng họ vẫn còn ngần ngại do giá gà bây giờ đang đứng ở mức thấp, trong khi ngoài thị trường, nhất là ở các chợ thì đầy rẫy thịt gà nhập khẩu (đùi, cánh...) được bày bán.

“Cho nên xu hướng người nuôi gà hiện nay là gia công kiểu “nuôi kín” (còn gọi nuôi gà chuồng lạnh) cho Cty CP hoặc các Cty nước ngoài khác. Nuôi kiểu này sẽ không bị lệ thuộc vào giá thị trường bởi đầu ra đã có DN lo. Tuy nhiên người nuôi phải có vốn đầu tư ít nhất là 1 tỷ đồng trở lên với quy cách chuồng trại là 10m x 110m mới nuôi gia công được”- ông Bình nói.

Theo ông Bình, xã Sông Trầu có tổng đàn hơn 210 ngàn con gà nhưng đã có trên 90% hợp đồng nuôi gia công cho Cty TNHH MTV Bình Minh (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom) lấy công làm lãi. Ông Dương Anh Tuấn, GĐ Cty Bình Minh cho hay, năm nay DN của ông đưa xuống 800 ngàn con gà cho khoảng 60 hộ nuôi gia công theo hình thức trả công, khoán định mức.

“Thời điểm này năm ngoái, để chuẩn bị gà bán cuối năm, tôi thường mua 10.000 con gà giống và phải đăng ký đặt cọc trước để chờ đợi xếp lịch mới có. Còn hiện nay thì muốn mua bao nhiêu cũng có, không cần đăng ký, số lượng không giới hạn”- ông Trần Chắt, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom nói.

“Mỗi ngày tôi xuất 10 ngàn con gà tương đương 15 tấn, cứ mỗi 1kg lỗ không dưới 5.000 đồng. Vì vậy, chúng tôi phải siết lại các khoản chi phí để giảm lỗ, nếu tình trạng giá gà thấp vẫn kéo dài thế này buộc chúng tôi phải xem lại kế hoạch gia công sắp tới. Trước mắt, giãn thời gian tái đàn, thay vì 3,5-4 lứa/năm, giảm còn 3 lứa/năm”, ông Tuấn khẳng định.

Trước đây Cty TNHH MTV Bình Minh cung cấp mỗi tuần khoảng 150 ngàn con giống với giá 8.000 đồng (cùng kỳ năm ngoái là 11.000 đ/con), nhưng hiện số lượng cung ứng đang có xu hướng giảm mạnh từ 15-20% do người chăn nuôi gà nhỏ lẻ đang đồng loạt “treo chuồng”.

Tương tự, trao đổi với PV, ông Đặng Thanh Tùng – Trưởng phòng Kinh tế huyện Trảng Bom, nơi đang có tổng đàn gà 2,5 triệu con gà lớn nhất tỉnh Đồng Nai cho hay: “Trong khi đầu vào từ nguyên liệu, điện nước, vốn vay tín dụng.., tất cả đều tăng mà cơ quan chức năng không có hàng rào kỹ thuật để hạn chế thịt nhập khẩu dẫn đến giá gà trong nước không được cải thiện, thì việc người chăn nuôi bỏ chuồng cũng là điều tất yếu”.

Trước thực trạng giảm đàn, “treo chuồng” đang diễn ra theo phản ứng dây chuyền tại nhiều vùng chăn nuôi lớn trên cả nước, nỗi lo cái vòng luẩn quẩn hết thừa lại thiếu thịt sắp tới sẽ lại diễn ra. Không biết cơ quan quản lý sẽ tính toán thế nào khi nhà nông đang “sức cùng lực kiệt” như hiện nay.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm