| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai cần tiếp tục chống dịch quyết liệt

Thứ Sáu 07/06/2019 , 09:57 (GMT+7)

Đó là đề nghị của Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn, tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác Bộ NN-PTNT với UBND tỉnh Đồng Nai ngày 6/6 về công tác phòng chống dịch tả heo (lợn) Châu Phi.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn thăm một trại heo vừa có dịch tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.

Theo ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, đến ngày 5/6  trên địa bàn, dịch tả heo Châu Phi (ASF) đã xuất hiện ở 33 hộ chăn nuôi thuộc 13 xã thuộc 4 huyện (Trảng Bom, Nhơn Trạch, Long Thành và Vĩnh Cửu). Trong đó, huyện Nhơn Trạch (3 xã) đã công bố hết dịch bệnh. Tổng lượng heo bị bệnh đã tiêu hủy ở Đồng Nai là 7.301 con.

Để phòng chống dịch bệnh, các địa phương thuộc tỉnh Đồng Nai đã dự trữ, sử dụng khoảng 962.000 kg vôi bột và 35.360 lít thuốc sát trùng để tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng các nơi công cộng và những nơi có nguy cơ phát tán dịch bệnh; đồng thời cấp phát vôi cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ nghèo, khó khăn thực hiện việc tiêu độc khử trùng nhằm làm sạch môi trường, ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, góp phần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Bộ NN-PTNT cũng đã cấp 18.000 lít thốc sát trùng từ nguồn dự trữ quốc gia để tăng cường tổ chức tiêu độc khử trùng, phòng chống ASF trên địa bàn.

Tỉnh Đồng Nai đã phát động và tổ chức thực hiện tiêu độc khử trùng, phòng chống ASF trên địa bàn toàn tỉnh từ 24/5-24/6 trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó là một số biện pháp khác.

Ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết, Đồng Nai coi chống ASF là ưu tiên số 1, tình thần là hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh trên địa bàn, nếu chấm dứt được thì càng tốt. Chủ trương của tỉnh Đồng Nai là dứt khoát chưa tái đàn trong thời gian tới, đồng thời ưu tiên giảm đàn để giảm bớt áp lực phòng chống dịch bệnh.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng vừa ban hành văn bản điều chỉnh lại mức hỗ trợ cho sát với giá thị trường, theo hướng giảm khoảng 30% so với mức cũ. Sự điều chỉnh này là để người chăn nuôi không chủ quan, lơ là phòng chống dịch bệnh.

Bởi thực tế cho thấy, do mức hỗ trợ cao, nhiều người chăn nuôi đã có dấu hiệu lơ là phòng chống dịch bệnh vì nếu xảy ra dịch thì có tiền hỗ trợ với mức khá, trong khi heo không bệnh thì lại khó tiêu thụ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hà Công Tuấn, đã đánh giá cao những nỗ lực chống dịch của tỉnh Đồng Nai, với quyết tâm cao, hành động đồng bộ, sự tham gia của cả hệ thống chính trị … Nhờ vậy, tỉnh đã phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch và làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng, xử lý chôn lấp. Qua đó, đã hạn chế được tốc độ lây lan của dịch bệnh trên địa bàn, nên đến nay số heo bệnh phải tiêu hủy còn rất thấp so với tổng đàn.

Phun thuốc sát trùng xe ra vào vùng dịch xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, từ tháng 4 đến nay, đặc biệt là trong tháng 5, ASF phát triển nhanh, nhất là ở phía Nam. Chỉ trong thời gian ngắn, đã có có 24 tỉnh, TP phía Nam có dịch bệnh. Trong thời gian tới, dịch bệnh tiếp tục có khả năng lây lan rộng với tốc độ nhanh hơn và rất có khả năng 100% số tỉnh, TP sẽ bị lây nhiễm.

Chính vì vậy, để bảo vệ đàn heo hơn 2 triệu con ở Đồng Nai, mà phần lớn trong đó tập trung ở những trang trại lớn, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Đồng Nai tiếp tục duy trì sự quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đối với các hộ chăn nuôi, phải rất kiên trì trong việc tổ chức tiêu độc, khử trùng. Với những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tuy có thể yên tâm về việc tự chủ động phòng chống của họ, nhưng chính quyền địa phương cũng không nên cho các trang trại lớn tự chống dịch, mà phải có sự hỗ trợ, giám sát thường xuyên...

Hiểm họa từ thức ăn thừa

Theo ông Nguyễn Quang Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, trên địa bàn huyện này đã có 24 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã và 1 thị trấn có dịch bệnh. Tổng số heo mắc bệnh đã tiêu hủy là 6.120 con, trong đó riêng xã Tân An tiêu hủy tới 5.004 con.

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh dịch bệnh ở Vĩnh Cửu là sử dụng thức ăn thừa trong chăn nuôi. Ngay cả xã Tân An, là nơi chăn nuôi mà mô hình trang trại chiếm đa số, thì nhiều trang trại trong đó cũng đã bị dịch bệnh mà nguyên nhân được cho là từ thức ăn thừa. Bởi nhiều hộ nuôi cá trên địa bàn mua thức ăn thừa về cho cá ăn, xe chở thức ăn thừa thường xuyên đi ngang qua các trại heo. Một số trang trại lại vừa nuôi heo, vừa nuôi cá và nuôi cá bằng thức ăn thừa.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.