| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai dốc sức phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 01/03/2019 , 10:05 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi đã có mặt tại 4 tỉnh, thành nước ta và đang có nguy cơ lây lan ra nhiều địa phương khác.

Trước nguy cơ đó, hôm qua 28/2 Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai đã gấp rút tổ chức hội nghị công tác phòng chống và bàn các giải pháp ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi.
 

Tăng cường tuyên truyền

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, là địa phương có đàn heo lớn nhất nước khoảng 2,5 triệu con, hiện vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa chú trọng đến công tác an toàn sinh học; đồng thời khi giá heo phía Nam đang còn cao hơn phía Bắc nên có thể lượng heo vận chuyển từ Bắc vào Nam sẽ gia tăng và nguy cơ xâm nhiễm, bùng phát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là rất cao.

18-37-58_nh_3
Người chăn nuôi đang rất lo lắng trước dịch heo Châu Phi

Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết: “Là địa phương chăn nuôi có quy mô lớn nhất cả nước cho nên chúng tôi xác định sẽ có nguy cơ rất lớn xuất hiện dịch tả heo Châu Phi ở tại 4 tỉnh phía bắc, vì nhất là mật độ chăn nuôi dày đặc nên việc phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch tả heo Châu Phi rất khó. Đáng lo ngại, do tình trạng chênh lệch giá heo giữa 2 miền khiến việc vận chuyển heo và các sản phẩm động vật từ miền Bắc vào Nam để tiêu thụ với quy mô rất lớn, trong đó có heo từ những vùng đã xuất hiện dịch. Do vậy, khả năng lây lan dịch tả heo Châu Phi vào tỉnh Đồng Nai sẽ bất cứ lúc nào”.

Theo ông Vinh, thống kê cho thấy có 46% nguyên nhân lây lan dịch tả heo Châu Phi là do các phương tiện vận chuyển và con người không được sát trùng tiêu độc; 34% do hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa và khoảng 19% do vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật…Do vậy, khả năng lây lan dịch tả heo Châu Phi vào địa bàn tỉnh Đồng Nai đang có nguy cơ rất lớn khiến chính quyền và người dân vô cùng lo lắng. “Khi xảy ra dịch bệnh thì người chăn nuôi cần phải khai báo ngay với chính quyền địa phương và đơn vị thú y gần nhất và để cơ quan chuyên môn tiến hành xác định rõ nguyên nhân, nếu do dịch tả heo Châu Phi thì phải tiêu hủy ngay”, ông Vinh nhấn mạnh.

Huyện Xuân Lộc là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Đồng Nai và cũng có đàn heo lớn thứ 2 trong tỉnh với gần 2.000 hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ và trang trại (khoảng 380 ngàn con). Đặc biệt, có đường quốc lộ 1A đi qua nên địa phương cũng xác định nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả heo Châu Phi rất dễ. Do vậy, địa bàn này đang được xem là “điểm nóng” và đã sớm thành lập “đường dây nóng” nhằm tiếp nhận tin báo của nhân dân.

Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, đây là loại bệnh dịch gây hại rất lớn với tốc độ lây lan khủng khiếp lại không có vắc xin. Do vậy, để công tác kiểm soát được dịch bệnh tốt và tránh tình trạng người nuôi dấu dịch tỉnh nên có chính sách nhất thời để hỗ trợ cho người chăn nuôi nhỏ lẻ để họ sẵn sàng hợp tác. Đại diện Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng, việc tuyên truyền về chính sách hỗ trợ khi dịch bệnh xảy ra cần phải nêu rõ ràng là bao nhiêu tiền/con heo để người dân dễ hiểu và tích cực hợp tác báo dịch kịp thời.
 

Sẵn sàng ứng phó

Theo Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai, hiện nay tỉnh đang phải đối mặt với áp lực phòng, chống dịch bệnh rất lớn. Đây là dịch bệnh chưa có vắc xin đặc trị, tỷ lệ heo nhiễm bệnh bị chết là tuyệt đối nên rất nguy hiểm. Do chưa thể chữa trị nên hiện chỉ có thể thực hiện các biện pháp ứng phó, tránh bệnh xâm nhiễm và lây lan.

18-37-58_nh_4
Ảnh: M.S

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Đồng Nai nhấn mạnh: “Đến nay tỉnh cũng đã xác định nguồn dịch sẽ ở 4 tỉnh phía Bắc. Hiện có 8 phòng xét nghiệm tại Chi cục Thú y Vùng 6 và tất cả các mẫu xét nghiệm gửi cũng sẽ được phiễn phí hoàn toàn. Do vậy đề nghị lãnh đạo các địa phương lưu ý muốn chống dịch hiệu quả thì cần phải phát hiện nhanh, xác định nguồn bệnh càng nhanh thì khống chế dịch mới hiệu quả”.

Theo ông Quang, tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức tháng vệ sinh sát trùng tiêu độc ở đường làng ngõ xóm, nơi tập kết vận chuyển gia súc và các trang trại chăn nuôi nhằm phòng chống và tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường nếu có. Đồng thời, Chi cục cũng đã đề nghị Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh xác định mức hỗ trợ theo Nghị định 02 để khi có dịch bệnh xảy ra, người chăn nuôi sẽ chủ động khái báo, tránh tình trạng dầu dịch và “bán chạy” làm lây lan dịch bệnh.

“Trước diễn biến của dịch bệnh, người chăn nuôi cần bình tĩnh, không bán tháo đàn heo mà cần tập trung chăm sóc để vật nuôi tăng sức đề kháng bệnh. Đồng thời, người chăn nuôi cũng cần thận trọng trong việc tăng đàn, tái đàn, tránh nguy cơ thiệt hại do dịch bệnh. Trong trường hợp xấu nhất là khi dịch bệnh xuất hiện, người chăn nuôi cần phải tự nguyện khai báo với cơ quan chức năng để tiêu hủy, tránh nguy cơ lây lan trên diện rộng”, ông Quang khuyến cáo.

“UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký Quyết định số 586/QĐ – UBND về việc thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời, gồm: Chốt số 1 trên quốc lộ 20 tại điểm giáp ranh giữa địa bàn huyện Tân Phú và tỉnh Lâm Đồng. Chốt số 2 trên quốc lộ 1 A tại điểm giáp ranh tại xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc) và tỉnh Bình Thuận. Các chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên sẽ kiểm tra động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên vận chuyển qua địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút dịch tả heo châu Phi vào tỉnh”.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.