| Hotline: 0983.970.780

Dòng phim cổ tích không dễ hốt bạc!

Thứ Ba 26/09/2017 , 08:05 (GMT+7)

Một dự án điện ảnh vừa tuyên bố khởi động đã thu hút sự chú ý của dư luận là bộ phim “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” với sự hợp tác giữa hai gương mặt tương đối nổi bật là Trương Ngọc Ánh và Victor Vũ.

Nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh từng thành công với bộ phim “Hương Ga”, còn đạo diễn Victor Vũ từng bị lên án vì sao chép trắng trợn bộ phim “Giao lộ định mệnh” nhưng vẫn được công chúng ghi nhận qua bộ phim “Hoa vàng trên cỏ xanh”.

Tài lực và vật lực của họ hoàn toàn đủ sức đầu tư hoành tráng cho bộ phim “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”, nhưng điều e ngại nhất là kịch bản khai thác chất liệu truyền thống như thế nào?

15-29-40_tm_cm
“Tấm Cám - Chuyện chưa kể” được xem là một ví dụ thành công của dòng phim cổ tích

“Sơn Tinh Thuỷ Tinh” không phải bộ phim đầu tiên chuyển thể cổ tích lên phim. Trước đây, bộ phim “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” từng tạo thành một làn sóng hâm mộ với những ý kiến khác nhau. Ngoài vài cảnh quay được dàn dựng đẹp mắt, bộ phim “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” có quá nhiều tình huống khiên cưỡng và gượng gạo. Nhất là diễn xuất của hai diễn viên chính, khiến những chi tiết cảm động bỗng dưng… thô kệch một cách tức cười.

Dù chưa phải tác phẩm xuất sắc, nhưng “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” vẫn không phản cảm bằng các bộ phim tương tự. Ví dụ, bộ phim “Cuộc chiến với chằn tinh” lấy cốt truyện Thạch Sanh, nhưng lại không tượng hình được nhân vật Thạch Sanh. Nhiều cảnh phim miêu tả Thạch Sanh không khác gì Tôn Ngộ Không hoặc… Tarzan. Còn mối tình Thạch Sanh và công chúa lại sướt mướt theo kiểu ngôn tình Hàn Quốc.

Các bộ phim như “Lục Vân Tiên - Tuyệt đỉnh kungfu” hoặc “Nhật ký Bạch Tuyết” đều đem lại cảm giác ê chề và ngán ngẩm cho người xem. Nếu không tính yếu tố mượn danh Lục Vân Tiên và Bạch Tuyết thì hai bộ phim kia chẳng giống cải lương mà cũng chẳng ra tấu hài.

Bên cạnh việc sử dụng cổ tích, các bộ phim xây dựng trên nền tảng những tác phẩm kinh điển cũng có những hạn chế khó chấp nhận. Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ rung động chừng nào, thì bộ phim “Hồn Trương Ba da hàng thịt” ngây ngô chừng nấy.

Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao thuyết phục chừng nào thì bộ phim “Chí Phèo ngoại truyện” ngớ ngẩn chừng nấy. Rõ ràng, miếng thịt ngon vào tay đầu bếp dở thì món ăn rất khó nuốt trôi!

Bên cạnh cải biên nội dung, trang phục trong phim cổ tích cũng không đơn giản. Dù quá trình thực hiện trang phục phải mất nhiều tháng chuẩn bị, từ khâu phác thảo thiết kế, chọn chất liệu, vải, phụ kiện đính kèm và kỹ thuật làm họa tiết của trang phục, đến may thử từng bộ xem thiết kế có phù hợp yêu cầu nhân vật, nhưng bộ phim “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” cũng bị chê hơi… cải lương.

Nhà sản xuất kiêm đạo diễn Ngô Thanh Vân giải thích: “Với ngôn ngữ điện ảnh, đẹp là một điều cần thiết, làng quê cũng phải đẹp, dân làng cũng phải đẹp, lấm lem bùn đất bắt tôm cá cũng phải đẹp, vấn đề là mình làm đẹp hợp lý với bối cảnh, ví dụ không cần phải mặc toàn bộ áo màu nâu để bắt tôm tép nhưng hiển nhiên chúng ta không được mặc áo đầm trắng như thiên thần để thể hiện sự thánh thiện trong bối cảnh đó. Ê kíp vẫn tôn trọng trang phục trong phim theo truyền thống trang phục Việt, mang tính thuần Việt, chỉ làm mới theo xu hướng đẹp hiện nay đang nhìn nhận, không phải sáng tạo quá mức lạ lẫm vì phim mục đích làm cho khán giả Việt".

Lấy một cái tích cũ để làm phim thì có thể ăn theo sự yêu mến sẵn có của đám đông. Tuy nhiên, nếu bộ phim không đưa ra được góc nhìn hiện đại và không có chi tiết gây ấn tượng mạnh mẽ, thì sẽ có tác dụng trái ngược. Vì vậy, “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” hoặc những bộ phim khác có ý định khai thác chất liệu truyền thống đều phải cần bản lĩnh thực sự của người đam mê nghệ thuật thứ bảy!

Thử thách lớn nhất của các bộ phim khai thác chất liệu truyền thống là làm sao kể được một câu chuyện đã rất quen thuộc bằng tinh thần sáng tạo mà vẫn giữ nguyên được hồn vía và cốt cách của nhân vật. Trước trở ngại ấy, nhiều nhà làm phim đã tìm cách né trách theo phương pháp… bịa đặt khiến tích xưa tuồng cũ trở nên méo mó.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm