| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Hàng trăm hộ dân lo mất nhà vì "sa tặc"

Thứ Ba 13/07/2010 , 10:03 (GMT+7)

Hàng trăm hộ dân sống hai bên bờ sông phải sống trong cảnh phập phồng mất đất, mất nhà bất cứ lúc nào.

Người dân đang sống trong tâm trạng phập phồng đối mặt với sạt lở đất bờ sông

Hàng trăm hộ dân sống hai bên bờ sông Tiền từ TP. Cao Lãnh đến huyện Tân Hồng phải sống trong cảnh phập phồng mất đất, mất nhà bất cứ lúc nào. Có hộ đã phải di dời nhiều lần để tránh sạt lở do nạn khai thác cát lộng hành.

Bước vào tháng mùa mưa, đi dọc theo tuyến sông Tiền từ TP. Cao Lãnh đến huyện Tân Hồng có hàng trăm ghe từ vài chục tấn đến hàng trăm tấn đua nhau khai thác cát vô tội vạ ngày đêm. Trước cảnh mất nhà phải ở đậu trên đất người khác, ông Lê Văn Phục (ấp Tân Phú A, xã Tân Bình, Thanh Bình, Đồng Tháp) bức xúc: Ông bà để lại cho gia đình tôi 2,5 công đất nhưng hơn 2 năm nay xuất hiện các ghe trộm cát dưới sông Tiền làm đất của tôi bị cuốn ra sông hàng chục mét. Hiện nay, gia đình có 6 nhân khẩu phải sống trong căn lều tạm bợ và đi làm thuê để kiếm sống.

Anh Trương Văn Nhạc, cách nhà ông Phục khoảng 50m vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: Cách đây một tháng vợ chồng con cái đang ngủ trong nhà, nửa đêm thấy nhà rung và vội kêu mọi người chạy thoát thân. Ít phút sau một vùng đất phía trước nhà rơi gọn xuống sông. Gia đình anh Nhạc có 4 nhân khẩu, sống bằng nghề đi làm mướn và thả lưới làm ngày nào đủ ăn ngày đó.

Tuyến đường nhựa nằm kẹp bờ sông Tiền cũng chính là huyết mạch nối liền giữa 5 xã cù lao Tân Long, Tân Bình, Tân Huề, Tân Hòa, Tân Quới (Thanh Bình). Đường này nhiều đoạn đã bị sạt lở gây hiểm họa cho người đi đường. Ông Võ Văn Ga, người dân xã Tân Bình cho biết: Ban đêm, xe gắn máy chạy đường này hay bị rớt xuống sông. Hiện tượng sạt lở kéo dài nhiều năm qua khiến hàng trăm gia đình phải di dời nhà hai, ba lần. Vách đất bờ sông bị lở thẳng đứng, nhiều chỗ sạt lở lõm sâu hàm ếch ở bên dưới. Hôm chúng tôi đến vùng sạt lở, lúc thủy triều xuống, từ trên bờ nhìn xuống vực sâu khoảng 4-5m.

Ông Võ Minh Tâm, PGĐ Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Tháp cho hay: Mối lo ngại nhất hiện nay là những ghe trộm cát, phần lớn khai thác gần bờ dễ gây sạt lở hai bờ sông làm ảnh hưởng đến nhà dân. Trung bình, 1 ghe chở 50m3 cát chỉ cần mỗi ngày trộm 3 chuyến, lời từ 1,3 - 1,6 triệu đồng. Với mức lời như vậy, nhiều người rủ nhau đi trộm cát. Năm 2009 Đồng Tháp đã xử phạt 151 vụ với số tiền 294 triệu đồng. Dù vậy, tình hình trộm cát vẫn không giảm, do số tiền phạt từ 1 đến 2 triệu đồng/vụ nên không đủ sức răn đe. Nhiều chủ phương tiện tuyên bố thẳng thừng, chỉ cần hút cát vài ngày đã dư tiền nộp phạt.

Ông Tâm cho rằng, phạt vạ không phải là giải pháp tối ưu để hạn chế nạn khai thác cát tràn lan như hiện nay. Vấn đề là nhanh chóng tổ chức quản lý, khai thác hợp lý.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm