Thứ sáu, 29/03/2024 | 14:17 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 10:10, 03/07/2014

Đồng Tháp tăng tốc nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao được coi là bước đệm hỗ trợ tái cơ cấu ngành NN-PTNT Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (ảnh) đã trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

08-55-27_ong-nguyen-vn-duong_pct-tinh-dong-thp

Là lãnh đạo tỉnh có nhiều năm gắn bó với ngành nông nghiệp, xin ông cho biết Đồng Tháp đã chuẩn bị tái cơ cấu ngành như thế nào?

Như nhiều tỉnh trong cả nước, tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp (khu vực I) Đồng Tháp giảm dần trong thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn 2008 - 2013, tăng trưởng bình quân của khu vực I chỉ còn 4,5%/năm, giảm gần 50% mức tăng trưởng so với giai đoạn 2003 - 2008 (8,25%/năm).

Nhìn chung, SXNN của Đồng Tháp có nhiều nét tương đồng với các tỉnh vùng ĐBSCL, song có một số điểm mang tính đặc thù của tỉnh:

- SXNN là đầu vào cho ngành công nghệ (chế biến lúa, gạo, thủy sản), đồng thời cũng là đầu ra cho ngành công nghệ (chế biến thức ăn thủy sản). SXNN có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế của Đồng Tháp.

- Tăng trưởng nông nghiệp của Đồng Tháp trong thời gian dài vừa qua chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng (tăng diện tích SX, tăng vụ SX, tăng sản lượng/đơn vị diện tích dựa trên cơ sở sử dụng nhiều các yếu tố vật chất đầu vào), tăng trưởng theo hướng chiều rộng đã gần đạt đến ngưỡng giới hạn (năm 2013, hệ số vòng quay sử dụng đất của tỉnh đã đạt 2,58 vòng/năm).

Các hạn chế của phương thức tăng trưởng theo chiều rộng trong nông nghiệp ngày bộc lộ rõ hơn. Ô nhiễm môi trường tăng lên, giá thành SX tăng do dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tăng, phải sử dụng nhiều phân bón hơn cho cây trồng do đất trồng cây hàng năm thiếu phù sa bồi đắp.

- Nông nghiệp Đồng Tháp phát triển đa dạng (lúa, hoa màu, cây ăn trái, hoa kiểng, thủy sản, lâm nghiệp), với lợi thế điều kiện tự nhiên (thời tiết, thổ nhưỡng,nguồn nước), Đồng Tháp có khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên diện tích lớn (từ lúa sang hoa màu, từ lúa sang cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, luân canh trồng trọt - thủy sản mùa lũ).

- Với 2 sản phẩm chủ lực là lúa gạo và cá tra, SX nông nghiệp Đồng Tháp chịu tác động rất lớn bởi thị trường xuất khẩu. Trong thời gian qua, mặc dù sản lượng lúa, cá tra của tỉnh Đồng Tháp luôn duy trì ở mức cao (lúa trên 3 triệu tấn/năm, cá tra từ 380.000 - 400.000 tấn/năm) nhưng giá 2 mặt hàng này không ổn định, tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư có xu hướng ngày càng giảm.

Từ những đặc điểm nêu trên, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp trở thành nhu cầu cấp thiết.

Ứng dụng công nghệ cao là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển SXNN. Xin ông cho biết định hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh?

Ngành nông nghiệp Đồng Tháp trong nhiều năm trở lại đây luôn quan tâm đẩy mạnh việc nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng KHCN nhằm hiện đại hóa SXNN.

Trong lĩnh vực trồng trọt, ngành nông nghiệp đã tổ chức lai tạo, phục tráng được nhiều giống lúa có chất lượng cao, kháng được một số loại sâu bệnh, đã SX nhiều giống hoa bằng phương pháp cấy mô ở Trại giống Tân Khánh Đông; ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý, dự báo sâu bệnh trên cây trồng, sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng; sử dụng chế phẩm sinh học (Trichoderma) biến rơm rạ thành phân hữu cơ; ứng dụng công nghệ SX xoài rải vụ; sử dụng phân bón vi sinh tiết kiệm chi phí SX.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh cũng đã ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi heo, gà. Về thủy sản, đã SX thành công nhiều loại giống (cá tra, tôm càng xanh), sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường vùng nuôi, SX collagen từ da cá tra, ứng dụng công nghệ nuôi cấy chẩn đoán dịch bệnh thủy sản.

Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí SX, tạo ra các sản phẩm an toàn, giảm ô nhiễm môi trường. 

Tỉnh đã đăng ký với Bộ NN-PTNT cho tham gia thực hiện một số khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao trong các lĩnh vực SX giống hoa kiểng, giống gia súc, gia cầm, giống xoài, quýt hồng, nhãn, cá tra, tôm càng xanh...

UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh và đang phối hợp với Hà Lan để đầu tư phát triển trung tâm này, tập trung vào lĩnh vực SX giống hoa kiểng và cây ăn trái.

Trở lại thực hiện Đề án, vậy hướng đi, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của đề án như thế nào, thưa ông?

Đề án sẽ nghiên cứu đưa ra các đề xuất ưu tiên, các định hướng phát triển theo một lộ trình, hướng đi thích hợp, tạo được sự đột phá mới, giải quyết được những vấn đề lớn đang đặt ra với khu vực nông nghiệp của tỉnh. Đề án cũng đặt sự phát triển ngành nông nghiệp Đồng Tháp trong mối liên kết với ngành nông nghiệp của vùng ĐBSCL; trong mối liên kết nội vùng Tây Nam bộ và liên vùng Tây Nam bộ - Đông Nam bộ. Đề án cũng đặt sự phát triển của ngành nông nghiệp trong sự phát triển KT-XH chung của tỉnh.

Mục tiêu nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp là: Tăng tỷ trọng SX chăn nuôi, hoa kiểng, tôm càng xanh và cá đồng. Xây dựng chuỗi giá trị cho từng loại sản phẩm, gắn với tổ chức lại từng ngành hàng nông sản. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, phát triển các mô hình hợp tác. Tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đổi mới công tác quy hoạch SXNN. Phân bổ lại lực lượng lao động nông thôn và tổ chức lại SX theo hướng hợp tác, có DN tham gia đầu tư, tiêu thụ sản phẩm...

Xin cảm ơn ông!

Phạm Thị Toán - Ngô Thanh Hùng

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm