| Hotline: 0983.970.780

Động thổ 2 nhà máy điện gió với tổng vốn 3.600 tỷ đồng

Thứ Năm 24/09/2020 , 14:45 (GMT+7)

Dự kiến 2 dự án hoàn thành vào năm 2021 sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 125 tỷ đồng.

Lễ động thổ 2 dự án điện gió quy mô lớn tại Gia Lai.

Lễ động thổ 2 dự án điện gió quy mô lớn tại Gia Lai.

Ngày 24/9, tại Gia Lai đã diễn ra lễ động thổ 2 dự án Nhà máy Điện gió Phát triển miền núi và Chế biến Tây Nguyên do liên danh 2 Công ty cổ phần Điện gió Chư Prông Gia Lai và Công ty cổ phần Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai làm chủ đầu tư.

 Theo đó, dự án Nhà máy Điện gió Phát triển miền núi có vùng hiệu suất gió 654 ha, công suất 50 MW. Còn dự án Nhà máy Điện gió Chế biến Tây Nguyên có vùng hiệu suất gió 464 ha, công suất 50 MW. 2 dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, được triển khai tại xã Bàu Cạn huyện Chư Prông

Dự kiến, cả 2 dự án có tổng sản lượng điện hơn 319,5 triệu kW/năm, doanh thu hơn 627,6 tỷ đồng/năm. Nộp ngân sách nhà nước hơn 125 tỷ đồng/năm.

Bà Nguyễn Thị Sen, đại diện Chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Phát triển miền núi và Chế biến Tây Nguyên cho biết, việc đầu tư vào điện gió góp phần tạo thêm nguồn năng lượng xanh phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và sinh hoạt của người dân. Điện gió cũng góp phần thu hút khách du lịch vì toàn cảnh công trình với nhiều cảnh quan rất hấp dẫn.

Theo khảo sát, xã Bàu Cạn có tiềm năng gió khá tốt với vận tốc 5,6-7 m/s tại độ cao 100 m; đồng thời có lợi thế về giao thông thuận tiện, khối lượng đấu nối lưới điện ít, cách xa khu dân cư, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều thuận lợi. Khi triển khai thi công dự án và đưa nhà máy vào hoạt động sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái khu vực. Các turbine gió sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Mô hình điện gió của 2 dự án.

Mô hình điện gió của 2 dự án.

Được biết, tỉnh Gia Lai hiện có 67 dự án điện gió đã được trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất dự kiến 4.048,4 MW.

Ông Hồ Phước Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cho biết, Gia Lai là địa phương có tiềm năng phát triển năng lượng điện gió và mặt trời. Chính vì vậy trong trong nhiệm 2016-2020, tỉnh đã kêu gọi được trên 500 dự án với tổng số vốn trên 800 nghìn tỷ đồng. Như vậy, so với nhiệm kỳ trước dự án đã tăng gấp 5 lần, tổng vốn tăng 36 lần.

“Cứ 1 MW mang lại cho tỉnh 200 triệu đồng tiền thuế mỗi năm thì khi các dự án đi vào hoạt động. Với dự án điện gió, đây thực sự là nguồn năng lượng sạch, không ảnh hưởng đến môi trường, chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ dự án sớm đi vào hoạt động”, ông Thành khẳng định.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm