| Hotline: 0983.970.780

Đồng vốn ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới

Thứ Tư 23/10/2019 , 09:11 (GMT+7)

Cuối năm 2019 huyện Trấn Yên sẽ hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái được công nhận là huyện NTM, trong đó có sự đóng góp tích cực của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp cho hàng ngàn hộ xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu…

19-19-31_1
Cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn gia đình anh Giàng A Chư (thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, Yên Bái).

Huyện Trấn Yên hiện còn 3 xã đang gấp rút làm nốt những công việc cuối cùng để hoàn thành việc xây dựng NTM, đó là các xã Hồng Ca, Lương Thịnh và Kiên Thành. Bà Nguyễn Thị Bích Ngân, Trưởng phòng Giao dịch NHCSXH huyện thành thật: Chúng tôi muốn đưa các anh tới những xã khó khăn nhất để thấy việc người dân sử dụng đồng vốn trong việc xóa đói giảm nghèo hiệu quả như thế nào, từ đó đồng cảm với người dân và những người làm công tác tín dụng chúng tôi…

Dòng sông Hồng chia huyện Trấn Yên thành hai nửa, những xã nằm dọc bờ sông Hồng đất đai bằng phẳng, màu mỡ, giao thông thuận tiện, như Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Nga Quán, Minh Quán…đã hoàn thành xây dựng NTM từ mấy năm rồi, trong đó Báo Đáp là xã đầu tiên của tỉnh Yên Bái được công nhận NTM.

Những xã vùng cao, vùng sâu như Việt Hồng, Lương Thịnh, Hồng Ca, Kiên Thành nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, đồi núi cao, các thôn bản cách xa nhau…nên rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

19-19-31_6
Cán bộ tín dụng đến các bản làng cho vay vốn.

Một thời xã Kiên Thành được gọi là “ốc đảo” giữa rừng xanh, bà Ngân đưa chúng tôi đến thôn Đồng Ruộng, nơi cư trú của 47 hộ người Mông, trong đó có tới 43 hộ vay vốn NHCSXH với số tiền vay trên 3 tỷ, chỉ tiền bán măng mỗi năm thu gần 2 tỷ, chưa nói đến việc bán quế, nên cán bộ ngân hàng NHCSXH Trấn Yên rất yên tâm về đồng vốn cho vay.

Nằm biệt lập trong khe núi, thôn Đồng Ruộng được mệnh danh là “ốc đảo” của “ốc đảo” của Kiên Thành, con đường vào thôn là những lối mòn trâu đi. Nơi nhiều năm không điện, không sóng điện thoại, không ti i…với rất nhiều cái không. Bà Ngân cho hay: Cuối năm 2018 khi Kiên Thành quyết tâm xây dựng NTM thì nhà nước mới kéo điện lưới quốc gia vào đây, còn nhiều năm trước nhiều nhà muốn mua đài, ti vi cũng đành chịu.

Sau khi kéo điện lưới, nay đến việc làm con đường bê tông dài gần 10km xuyên qua những khu rừng xanh đen bởi tre măng Bát Độ và quế. Hết tháng 11/2019 khi đường bê tông làm xong thì ô tô mới vào được thôn Đồng Ruộng, còn bây giờ chúng tôi phải đi xe máy và cuốc bộ mới tới được.

 

Ấy vậy mà nhiều năm trước, những cán bộ tín dụng của phòng giao dịch NHCSXH Trấn Yên phải “ôm” cả đống tiền vào cho bà con vay. Bởi Kiên Thành là vùng trồng tre măng Bát Độ tập trung, với diện tích 1.500 ha được mệnh danh là “thủ phủ” cây tre măng Bát Độ của tỉnh Yên Bái.

Hơn chục năm trước, khi triển khai dự án trồng tre măng Bát Độ tại Kiên Thành, thì nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua giống, phân bón và các vật dụng cho việc chế biến măng của bà con ngày một lớn. Cây tre măng Bát Độ đã làm đổi thay cả một vùng đất, gia đình anh Giàng A Chư thôn Đồng Ruộng trồng 4 ha tre măng, chỉ tiền mua giống đã cả trăm triệu đồng.

A Chư bảo: "Gia đình cháu vay 50 triệu vốn người nghèo để mua giống măng và phân bón, nhưng cũng không đủ đâu. Tiền bán măng cháu để mua giống và trả lãi ngân hàng, sau 5 năm thì trả hết gốc và lãi, cháu gom lại mua được cái máy thêu của Nhật giá 250 triệu. Máy cũ nhưng vẫn làm được.

19-19-31_2
Giàng A Chư (phải) “khoe” sản phẩm mà gia đình anh làm ra.

Cách nay 3 tháng cháu vay 100 triệu vốn giải quyết việc làm của NHCS mua thêm cái máy dập ly may váy áo của đồng bào Mông. Hàng tuần cháu đi giao hàng ở tất cả các chợ có đồng bào Mông sinh sống như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Suối Giàng... Máy thêu thì vợ và chị gái cháu làm được rồi, còn cháu thì điều khiến máy dập ly".

Nói rồi Giàng A Chư mang những chiếc váy Mông do vợ chồng anh làm cho chúng tôi xem, anh bảo: Giá chiếc váy có đường chỉ viền là 700 ngàn, còn không có đường chỉ viền là 400 ngàn. Mỗi ngày gia đình cháu làm được 2 váy, lãi mỗi cái 300 ngàn chú ạ…

19-19-31_5
Người dân thôn Đồng Ruộng làm đường giao thông nông thôn.

Anh trai của Giàng A Chư là Giàng A Măng, gia đình trồng 5 ha tre măng vay vốn NHCSXH từ năm 2004, sau 15 năm trồng tre măng gia đình Giàng A Măng có tiền đầu tư mua máy xúc 600 triệu và một ô tô tải 300 triệu để làm đường, chở măng cùng vật liệu xây dựng cho bà con trong xã. Anh bảo: Cháu mới vay 100 triệu giải quyết việc làm, nên cũng tạm đủ vốn làm ăn.

Trên con đường trờ về, bà Ngân dẫn chúng tôi vào trang trại trồng cây ăn quả của gia đình ông Đinh Văn Phục, thôn Tân Thịnh, xã Quy Mông. Gia đình ông Phục trồng 3,2 ha cam Đường Canh, hơn 6 ha quế. Số tiền đầu tư gần 2 tỷ đồng thì cạn vốn nên phải vay vốn giải quyết việc làm của ngân hàng NHCSXH. Ông Phục cho hay: Gia đình chúng tôi mới được vay 50 triệu, số tiền ấy chưa thấm vào đâu so với nhu cầu, nhưng đã tiếp sức cho chúng tôi rất nhiều. Năm ngoái gia đình tôi thu hơn 10 tấn cam, năm nay chắc khá hơn…

19-19-31_3
Ông Đinh Văn Phục (phải) giới thiệu vườn cây ăn quả với lãnh đạo xã Quy Mông và cán bộ tín dụng.

Rẽ qua trang trại nuôi gà của gia đình anh Phạm Văn San nuôi 5.000 con gà Minh Dư, bố anh San đang giúp anh San trông cơ sở nuôi bên ngoài cho hay: Năm ngoái cháu nó nuôi 10.000 con, năm nay giá thấp nên chỉ nuôi 5.000 con. Tiền vay NHCSXH chỉ để mua thức ăn và thuê lao động thôi.

Ông Nguyễn Duy Khanh, chủ tịch xã Quy Mông khẳng định: "Nếu không có NHCSXH cho vay vốn thì xã chúng tôi còn lâu mới đạt chuẩn NTM. Hơn nghìn hộ dân thoát nghèo là nhờ vay vốn ngân hang đấy chứ… Đến giữa tháng 10/2019 phòng giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên cho hơn 11.000 lượt hộ vay, tổng dư nợ 365 tỷ ở 12 chương trình tín dụng…".

Nguyễn Thị Bích Ngân, GĐ phòng giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên:

Ngân hàng luôn bám sát các chương phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là Chương trình xây dựng NTM mà huyện Trấn Yên phấn đấu hoàn thành năm 2019.

Trong những năm qua, ngân hang đã huy động mọi nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của bà con để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm