| Hotline: 0983.970.780

'Đột nhập' nhà máy, mục sở thị quy trình sản xuất điện thoại Vsmart

Thứ Ba 26/11/2019 , 14:52 (GMT+7)

Trước khi đến tay người dùng, các mẫu smartphone Vsmart đều phải trải qua hàng trăm màn kiểm thử với hàng nghìn ngữ cảnh.

Quy trình này đảm bảo những chiếc điện thoại “make in Vietnam” có chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng và xuất khẩu đến thị trường khó tính như châu Âu.

Nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Vsmart tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) có công suất hiện tại 23 triệu máy/năm, và trong giai đoạn hai lên tới 125 triệu máy/năm. Toàn bộ nhà máy được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn quốc tế IPC-A-610 (tiêu chuẩn dành cho các nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử hiện đại nhất).
Vsmart là hãng điện thoại thương hiệu Việt duy nhất có thể sản xuất được “linh hồn” của mỗi chiếc điện thoại - đó là bo mạch - là nơi lắp đặt RAM, vi xử lý, bộ nhớ trong và rất nhiều cấu kiện khác.
Quy trình sản xuất bo mạch điện thoại của Vsmart được tự động hóa hoàn toàn. Máy móc đảm nhiệm việc sản xuất, in mạch, cắt và lắp ráp các thành phần phụ của bảng mạch. Các kỹ thuật viên của Vsmart chỉ giám sát để đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường.
Công đoạn gắn linh kiện (chip, anten, IC…) lên bo mạch được thực hiện bởi máy ASM Siplace-TX2i, thế hệ máy mới nhất của thương hiệu số 1 thế giới có xuất xứ từ Đức.
Ông Nguyễn Khánh Hoàn, Trưởng phòng Sản xuất thử nghiệm điện thoại Vsmart cho biết, các kỹ sư của VinSmart có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất điện thoại đã chủ động thiết kế nhà máy, thiết kế tích hợp dây chuyền với rất nhiều máy móc hiện đại, có sự kết nối và tự động hóa rất cao. Tất cả các công đoạn kiểm tra chức năng điện thoại đều được tự động hóa để tránh sai sót của con người.
Sau khi hoàn thiện phần cứng, bo mạch được đưa qua nạp chương trình và phần mềm. Mỗi dây chuyền gồm 1 hệ thống 3 trạm, cho phép nạp cho 24 bo mạch cùng lúc. Mỗi ngày, dây chuyền với chưa đến 30 người điều khiển hàng trăm robot có thể lắp ráp được 13.000 bo mạch.
Bo mạch sau khi vượt qua bài kiểm tra của máy căn chỉnh tham số sẽ đi vào dây chuyền lắp ráp. Khâu này sẽ có sự tham gia nhiều hơn của con người vì ngoài những thao tác chuẩn xác của máy móc, còn cần tới sự tỉ mỉ và độ “nhạy cảm” mà robot không có được. Trong hình, kỹ thuật viên Vsmart đang kiểm tra camera của điện thoại.
Tất cả công nhân làm việc trực tiếp với thiết bị đều bắt buộc phải mặc quần áo chống tĩnh điện và đi qua phòng khử bụi trước khi vào khu sản xuất. Nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát 24/24 trong tiêu chuẩn 24±2ºC, độ ẩm 40-60%, độ sạch không khí cấp 10.000 để đảm bảo máy móc luôn hoạt động với độ chính xác cao nhất.
Sau khi được lắp đặt đầy đủ các cấu kiện, máy sẽ đi qua hệ thống kiểm tra tính năng như sóng, âm thanh, chụp ảnh, cảm ứng… Trái ngược với khâu lắp ráp, toàn bộ các bước kiểm tra ở khâu này đều được tự động hóa để đảm bảo các tính năng kỹ thuật đều hoàn hảo, không bị chi phối bởi cảm tính của con người.
Kỹ thuật viên đang nạp hệ điều hành VOS cho điện thoại Vsmart. VOS là hệ điều hành thuần Việt do VinSmart nghiên cứu, sáng tạo, có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và dành riêng cho người Việt.
Vsmart cũng đầu tư khủng cho việc xây dựng hệ thống phòng lab chuyên dụng để kiểm thử độ bền của smartphone. Để được đưa ra thị trường, điện thoại Vsmart sẽ trải qua hàng trăm các bài test cả phần cứng và phần mềm, với các màn “tra tấn” như thả rơi, bị đè nặng, bị “nhổ” màn hình, bẻ cong, chèn ép, vặn từ nhiều hướng… Tất cả đều làm bằng máy với những chỉ số chuẩn xác.
Smartphone Vsmart được kiểm tra “sức chịu đựng” trong môi trường khắc nghiệt từ nhiệt độ  -40 độ C tới 80 độ C, điều kiện tồn tại trong sương muối, hóa chất… Thử nghiệm nhiệt độ cao (80 độ C) nhằm dự báo nguy cơ chiếc điện thoại phát nổ vì quá nóng, gây nguy hiểm cho người dùng.
Tất cả các chi tiết máy từ dây sạc, tai nghe, nút chỉnh âm lượng, màn hình cảm ứng… cũng đều được thử nghiệm độ bền với số thao tác vặn gập, bấm nhả lên tới hàng chục nghìn lần. Quy trình kiểm tra, thử nghiệm này còn phục vụ việc nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm cải thiện sản phẩm của hãng trong tương lai.
Theo thông tin từ hãng điện thoại Việt, từ tháng 4/2020, Vsmart sẽ chính thức trở thành một ODM, cung cấp dịch vụ trọn gói từ thiết kế tới sản xuất cho các hãng điện thoại khác.

Xem thêm
Khởi công dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng

Khởi công dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng. Syngenta ra mắt giống ngô chuyển đổi gen. Yên Bái tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Thời tiết cực đoan: Nhiều hồ chứa không đảm bảo tưới tiêu

Từ đầu năm tới nay, nhiều nơi của tỉnh Sơn La không có mưa, thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài đang gây ra tình trạng hạn hán, thiếu nước sản xuất.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm