| Hotline: 0983.970.780

Đột phá công tác cán bộ làm động lực phát triển kinh tế xã hội

Thứ Hai 04/02/2019 , 14:50 (GMT+7)

Những năm qua, núi rừng Yên Bái - mảnh đất trung du miền núi phía Bắc của Tổ quốc còn nhiều khó khăn có những lúc “rung” lên vì lũ lụt tàn phá và những vụ việc rúng động đau lòng... Nhưng hẳn không phải ai cũng biết, phía sau đó là một sự can trường, nỗ lực, lặng lẽ quyết tâm sắt đá để đổi mới, và rồi đứng lên mạnh mẽ.

Một trong những điển hình cho sự quyết tâm đó là đến nay, Yên Bái đã giảm được 406 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, huyện; 985 thôn, bản, tổ dân phố; 3.780 biên chế, tiết kiệm được khoảng 925 tỷ đồng dành cho phát triển sau chỉ 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và 01 thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của BCH TƯ Đảng khóa XII về sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế. Đây có thể nói là một kỳ tích, nhưng quan trọng hơn, là kết quả của một chủ trương đúng đắn: Đột phá trong công tác cán bộ để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa Yên Bái vươn lên trở thành địa phương khá của cả nước.
 

Buộc phải đổi mới để phát triển

Nhắc đến Yên Bái, chúng ta nhớ ngay đến Mù Cang Chải với những thửa ruộng bậc thang đẹp hút hồn; nhớ ngay đến Nghĩa Lộ với cánh đồng Mường Lò trong câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” và nhớ ngay đến đặc sản chè Shan tuyết cổ thụ, nếp Tú Lệ với hương thơm nồng nàn, đắm say... Nhưng đến nay, cho dù đã rất nỗ lực, nhưng dường như Yên Bái vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng và lợi thế vô cùng to lớn, chưa tạo ra của cải vật chất và thu nhập tương xứng cho đồng bào, chưa thể đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá của khu vực miền núi phía Bắc như mong muốn của Bác Hồ kính yêu khi người về thăm Yên Bái, cũng như khát vọng bao đời của đồng bào các dân tộc Yên Bái. Vì sao lại như vậy? Đây, hẳn là một câu hỏi lớn, là sự đau đáu trăn trở, luôn canh cánh trong lòng, không chỉ đối với cá nhân người đứng đầu tỉnh Yên Bái mà còn đối với cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Yên Bái qua nhiều thế hệ.

12-52-43__chitr
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà thăm hỏi người dân trong chuyến công tác địa phương

Phải thừa nhận rằng, trong các tỉnh miền núi phía Bắc, Yên Bái là một trong những địa phương có tiềm năng, lợi thế. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Yên Bái đã được đầu tư tương đối toàn diện về hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm... tạo điều kiện thuận lợi để Yên Bái phát triển, vươn lên. Tỉnh Yên Bái cũng nỗ lực, tạo ra nhiều cơ chế, chính sách, tập trung nhiều nguồn lực để thúc đẩy phát triển, để phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế của mình. Và những thành tựu đạt được là rất đáng tự hào, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Yên Bái ngày càng được nâng lên. 

Nhưng, hỏi người Yên Bái đã bằng lòng với những thành tựu đó chưa, câu trả lời có lẽ là chưa. Mong muốn của Yên Bái phát triển hơn nữa, phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của mình, đưa sản xuất nông - lâm - thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người nông dân; phát triển mạnh mẽ, toàn diện các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

Vậy đâu là rào cản? Có phải một trong những rào cản lớn nhất là yếu tố con người, mà cụ thể là năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp còn hạn chế, bộ máy cồng kềnh, hoạt động chồng chéo, kém hiệu lực, hiệu quả không? Nhìn vào những con số sau thì thấy, đó thực sự là một rào cản lớn. 

Năm 2015, Yên Bái có 37 sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh với 353 phòng, ban, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc và 357 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; có 835 cơ quan chuyên môn, tổ chức, đơn vị sự nghiệp cấp huyện; có 3.807 biên chế công chức, 22.237 biên chế viên chức; 4.092 biên chế cán bộ, công chức cấp xã; 9.562 biên chế người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố. Tổng số có gần 37.700 biên chế hưởng lương/trên 80 vạn dân. Một bộ máy khủng khiếp, ngốn quá nhiều kinh phí chi phí cho hoạt động của bộ máy, trả lương. Do đó, Yên Bái luôn gặp khó khăn trong việc bố trí, cân đối nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. 

Tất nhiên, thực trạng này không chỉ có ở Yên Bái, mà tại nhiều địa phương khác trong cả nước, thậm chí có địa phương còn ở mức độ kinh khủng hơn. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015, sau đó BCH TƯ ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn của hệ thống chính trị và Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là những chủ trương vô cùng đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi đổi mới của thực tiễn, đáp ứng được mong mỏi của đông đảo cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân.

12-52-43_bi_thu_tinh_uy_phm_thi_thnh_tr_kiem_tr_cong_tc_sp_xep_to_chuc_bo_my
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà kiểm tra công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Vì vậy, tỉnh Yên Bái đã bắt tay vào làm quyết liệt ngay với tinh thần buộc phải đổi mới để phát triển. Sau khi học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện các Nghị quyết, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động; UBND tỉnh ban hành các kế hoạch cụ thể hóa; các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc ban hành chương trình, kế hoạch của cấp mình để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất; thành lập Ban Chỉ đạo của Tỉnh ủy, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 09 đề án, quyết định việc hợp nhất, sáp nhập và phê duyệt 38 đề án, phương án của các huyện, thị, thành ủy; cho chủ trương để Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành 47 đề án, phương án sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế... thống nhất chủ trương để Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng.

 

Giảm 406 cơ quan, gần 4.000 biên chế, tiết kiệm được gần 1.000 tỷ đồng

Có thể nói, đến nay, Yên Bái được đánh giá là một trong những địa phương quyết liệt đi đầu trong thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, BCH TƯ Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn. 

Đến hết năm 2018, Yên Bái đã thực hiện đổi mới sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giảm được 406 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện, bằng 25,52% so với tổng số đầu mối tổ chức, cơ quan, đơn vị năm 2015. Trong đó khối Đảng, đoàn thể giảm 42 cơ quan, đơn vị; khối Nhà nước giảm 364 cơ quan, đơn vị.

Thực hiện nhất thể hóa, kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của TƯ như: Trưởng ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch UB MTTQ cấp huyện; Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND, Chủ tịch UB MTTQ kiêm Phó Chủ tịch HĐND xã...; đã sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố, giảm được tổng số 985 thôn, bản, tổ dân phố, bằng 41,9% so với tổng số thôn, bản, tổ dân phố toàn tỉnh trước khi sắp xếp; xây dựng phương án báo cáo Chính phủ để sáp nhập 14 xã trước năm 2020...

Về tinh giản biên chế, toàn tỉnh đã giảm được tới 3.780 biên chế, trong đó giảm trực tiếp 2.270 biên chế (tinh giản 355 biên chế công chức, 1.915 biên chế viên chức), cắt giảm được 180 chỉ tiêu hợp đồng, tiết kiệm được khoảng 925 tỷ đồng cho phát triển. 

Ngoài ra, tính từ thời điểm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW đến nay, Yên Bái giảm 1.607 cán bộ không chuyên trách cấp xã và 7.738 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố.

Trong sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, điều hệ trọng, nhạy cảm nhất là việc bố trí, sắp xếp cán bộ dôi dư. Để giảm được 406 cơ quan, đơn vị, tỉnh đã sắp xếp, bố trí đối với 1.203 người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (391 cấp trưởng, 812 cấp phó) và 1.653 viên chức, các chức danh kế toán, lái xe, y tế học đường, bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phục vụ dôi dư. Để giải quyết “êm ấm”, “trong hòa bình” số lượng khổng lồ này là một việc khó như lên trời. 

Vậy nhưng, tỉnh Yên Bái vẫn làm được với cách làm dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ, phù hợp, đúng quy trình, quy định, lựa chọn được cán bộ đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất vào các vị trí công việc, đồng thời bố trí cán bộ dôi dư "hợp tình, hợp lý", không để phát sinh phức tạp, mà phải góp phần từng bước cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, phát huy hiệu quả công tác; đồng thời ban hành, áp dụng chính sách hỗ trợ tốt nhất cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng và nhận được sự đồng thuận rất cao.

12-52-43_chi_tr
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà động viên người dân vùng lũ
Với quyết quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, tỉnh Yên Bái coi đột phá công tác cán bộ, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nếu không làm được, sẽ không có động lực lớn để Yên Bái phát triển bứt phá. Do là việc khó, nhạy cảm, có nhiều nội dung mới, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, lợi ích của cán bộ, đảng viên, nên phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác quán triệt, định hướng tư tưởng chính trị và phương pháp triển khai thực hiện cho các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị.

Những con số trên là hết sức ấn tượng. Với một khối lượng công việc khổng lồ, lại vô cùng hệ trọng, hết sức nhạy cảm, khó khăn, phức tạp nhưng Yên Bái vẫn làm được, nhận được sự đồng thuận cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân thì có thể nói là một kỳ tích của tỉnh Yên Bái, bởi thực tế, có nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi về mọi mặt, nhưng vì tư duy nhiệm kỳ, sợ nhạy cảm, sợ phức tạp... mà e dè, né tránh, không dám đổi mới, không dám quyết liệt thực hiện một chủ trương vô cùng đúng đắn, được đa số cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân đồng thuận, được coi là đột phá để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. 

Và có lẽ vì thế, mà trong cuộc trao đổi với NNVN, bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái không giấu nổi niềm vui đến rớm nước mắt. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi người phụ nữ ấy đứng đầu chính quyền tỉnh Yên Bái, rồi Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong những ngày tháng Yên Bái khó khăn trăm bề. Nụ cười, nước mắt cứ lẫn lộn, đan xen nhau. Ở phía sau là sự can trường, hi sinh lặng lẽ, là ý chí quyết tâm đổi mới sắt đá, là mong muốn tột cùng của hạnh phúc Yên Bái phát triển, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
 

Bước đầu tạo ra động lực

Theo đánh giá của tỉnh Yên Bái, đến thời điểm này, bộ máy các cấp của tỉnh đã từng bước khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; phù hợp với yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. 

Từ thực tế tại một số địa phương cho thấy, sau khi sáp nhập, tổ chức lại, chức năng, nhiệm vụ chưa được quy định rõ, cộng với tâm tư của cán bộ, nhiều nhiệm vụ bị đùn đẩy, không được giải quyết... Nhưng tại Yên Bái thì khác. Sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy là kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành quy chế làm việc phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới để triển khai thực hiện, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung, mặt khác bước đầu tạo ra động lực. 

Cụ thể, sau Văn phòng Tỉnh ủy được giao phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND tỉnh; 9/9 huyện, thị, thành phố hợp nhất Văn phòng HĐND và UBND với Văn phòng cấp ủy huyện; Phòng Nội vụ với Ban Tổ chức; Thanh tra với Ủy ban Kiểm tra và thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối MTTQ và đoàn thể CT-XH... Kết quả hoạt động của các cơ quan tham mưu này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Yên Bái mà người dân hoàn toàn có thể đo đếm được sự hiệu quả của nó.

Tất nhiên, trong quá trình thực hiện, không thể không có những tồn tại, hạn chế mà Yên Bái cần phải khắc phục, rút kinh nghiệm, như việc thể chế hoá, cụ thể hoá của cấp uỷ ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm, chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến kết quả; một số cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc triển khai thực hiện, chưa chủ động sắp xếp, kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, thiếu giải pháp tích cực để tinh giản biên chế đối với những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức hạn chế về trình độ, năng lực yếu.

Hay việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt được hiệu quả như mong muốn; ở một số nơi còn bất hợp lý về cơ cấu ngạch, chuyên ngành đào tạo; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở cơ sở còn hạn chế về năng lực.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, để đạt được mục tiêu “cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo yêu cầu nghị quyết đề ra trong năm 2019”, để đột phá công tác cán bộ tạo được động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội, ngoài việc sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, Yên Bái cần thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, liên tục với tinh thần “quyết tâm, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả”.

Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị của tỉnh Yên Bái phải khẩn trương cụ thể hóa, triển khai thực hiện các đề án, phương án sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế của địa phương, đơn vị mình, sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo và nhân sự có liên quan, ban hành quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế phối hợp…; sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc và phân cấp quản lý của cấp ủy các cấp đảm bảo liên thông, thống nhất, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện; bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định để khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; giảm số lượng cấp phó sau hợp nhất, sáp nhập đảm bảo đúng quy định.

“Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ của công chức, viên chức, phát huy rõ vai trò người đứng đầu các cấp, các ngành, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; triển khai xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành và quản lý nhà nước tại địa phương” – Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Với những gì Yên Bái đã, đang và sẽ quyết tâm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức, viên chức để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội; cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, chúng ta có quyền hi vọng, được nhìn vào một Yên Bái với sức sống mới tươi đẹp và một ngày không xa, mảnh đất nhiều tiềm năng và lợi thế này sẽ cất cánh, sánh vai cùng các địa phương của cả nước.?

Phải được “thực hiện đồng bộ, công khai, dân chủ, minh bạch, thận trọng, nhân văn, không cầu toàn, nóng vội”, trên nguyên tắc "dễ làm trước, khó làm sau", "làm thí điểm trước, nhân rộng sau"; đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, vai trò giám sát của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân; lấy công tác tuyên truyền, quán triệt, vận động, thuyết phục làm căn bản, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức chính trị, tạo sự thông suốt về tư tưởng, thống nhất trong hành động, vào cuộc quyết tâm, quyết liệt của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và nhận được quan tâm, sự ủng hộ, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân - Bà Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm