| Hotline: 0983.970.780

Mô hình thôn, bản xây dựng NTM tại Thanh Hóa:

Đột phá làm nên thành quả

Thứ Ba 21/08/2018 , 08:46 (GMT+7)

Tại Hội nghị về “Xây dựng NTM các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững” diễn ra tại Điện Biên vào ngày 27/7, bài tham luận của tỉnh Thanh Hóa được các đại biểu đánh giá cao.

Tỉnh đầu tiên xây dựng NTM thôn, bản

Thanh Hoá là tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện xây dựng mô hình thôn, bản NTM. Nhờ chủ động đi tắt đón đầu thông qua việc ban hành bộ tiêu chí riêng, cùng với quyết tâm, nỗ lực không ngừng chỉ sau 5 năm thành quả đã đến…

11-11-17_1
Bộ mặt nông thôn Thanh Hóa ngày một khởi sắc

Mặc dù có lợi thế phát triển toàn diện nền kinh tế theo 2 trục Bắc Nam và Đông Tây nhưng Thanh Hóa vẫn đối diện với nhiều khó khăn nhất định khi bắt tay vào thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.

Trong 573 xã triển khai xây dựng NTM có đến 211 xã miền núi, trong số này lại có 102 xã thuộc 7 huyện nghèo 30a. Các xã rộng, dân cư phân bố rải rác, mặt bằng dân trí cũng như nhận thức về chương trình còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng KT-XH thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao, mức thu nhập thấp, bình quân chỉ đạt 3,3 tiêu chí/xã, đặc biệt không một xã nào đạt tiêu chí “thu nhập và hộ nghèo”.

Nói như thế để thấy, thành quả mà địa phương đạt được không hề đến một cách ngẫu nhiên mà phải có lộ trình, chiến lược bài bản. Xuyên suốt quá trình thực hiện, Thanh Hóa không hề thụ động, rập khuân mà luôn có những quyết định mang tính đột phá.

Phó Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh, ông Trần Đức Năng cho biết, sau khi nghiên cứu Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, nhận thấy có đến 14/19 tiêu chí liên quan trực tiếp đến thôn, bản. Hơn nữa khi khảo sát thực tế thấy nhiều công trình đầu tư có nhu cầu kinh phí ít hơn so với công trình cấp xã, phù hợp với khả năng huy động sức dân và linh hoạt hơn trong việc bố trí nguồn lực địa phương.

“Trên cơ sở đó, bên cạnh việc xây dựng NTM cấp xã như toàn quốc đang triển khai, Thanh Hóa đã chủ trương xây dựng mô hình NTM cấp thôn, bản ở các huyện miền núi, với phương châm có nhiều thôn, bản NTM ắt sẽ có xã NTM”, theo ông Năng.
 

Thường xuyên, liên tục và không ngơi nghỉ

Năm 2013 tỉnh thực hiện thí điểm và năm 2014 triển khai trên diện rộng, là tỉnh đầu tiên áp dụng mô hình này. Để mọi việc hanh thông, tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí và quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận thôn, bản đạt chuẩn NTM dựa trên14 tiêu chí, xem đây là chuẩn mực, thước đo và công cụ để các thôn, bản rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Về thẩm quyền công nhận giao cho Chủ tịch UBND cấp huyện. Để nâng cao năng lực và thống nhất cách thức thực hiện, tỉnh giao Văn phòng Điều phối NTM mở các lớp tập huấn cho Trưởng thôn, Trưởng bản, Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy xã và cán bộ Phòng NN-PTNT huyện. Ngoài ra, còn thường xuyên cử cán bộ trực địa bàn “3 cùng” với người dân theo hướng cầm tay chỉ việc.

11-11-17_2
11-11-17_3
Tại thôn “kiểu mẫu” Xuân Lập đã hình thành được nhiều mô hình SX mang lại giá trị kinh tế cao

Nhằm khuyến khích và động viên kịp thời, tỉnh chủ động ban hành chính sách hỗ trợ 100 triệu/thôn, bản đạt chuẩn NTM; khen thưởng hàng năm và khen thưởng giai đoạn cho các đơn vị đặc biệt khó khăn tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào “Chung sức xây dựng NTM”.

Ông Trần Đức Năng khẳng định: “Với cách tiếp cận sáng tạo và phù hợp, sau 5 năm việc xây dựng NTM cấp thôn, bản đã tạo được nền tảng vững chắc dựa trên kết quả nổi trội cả về số lượng và chất lượng. Người dân thực sự phát huy được vai trò chủ thể, chủ động hơn và giảm trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của trên, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi giữa các gia đình, dòng họ, giữa các thôn, bản với nhau”.

Xác định xây dựng NTM phải thường xuyên, liên tục và không ngơi nghỉ, Thanh Hóa luôn biết cách làm mới để tạo ra động lực thúc đẩy. Kế thừa và phát triển Bộ tiêu chí thôn, bản NTM, tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng Điều phối NTM xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu gồm “14 tiêu chí, 50 chỉ tiêu cụ thể, theo hướng nâng cao toàn diện các chỉ tiêu, tiêu chí làm cơ sở cho việc rà soát, đánh giá, lựa chọn và triển khai xây dựng thí điểm mô hình thôn NTM kiểu mẫu”.

Đợt 1 đã triển khai ở 3 thôn (thôn 3, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân; thôn Bái Sơn, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung; thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân), năm 2018 tiếp tục triển khai ở 3 thôn khác tại khu vực miền núi.

Chưa đầy 1 năm nhưng dáng dấp “mô hình thôn NTM kiểu mẫu” đã cơ bản được hình thành, chất lượng cuộc sống người dân nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn cơ bản hội tụ được 3 nét đặc trưng nhất là khu trung tâm, khu dân cư và khu SX.

Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa ngày một lan tỏa, rộng khắp, đã tạo ra những tín hiệu hết sức đáng mừng. Việc hình thành tư duy SX hàng hóa là cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế, đến nay mức thu nhập chung đã tăng lên 2,5 - 3 lần so với lúc bắt đầu, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4 - 5 lần.

Riêng miền núi đã có 38 xã và 393 thôn, bản đạt chuẩn NTM, Thanh Hóa đặt mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020 có 20% (450 thôn, bản miền núi), trên 60% số xã và 5 huyện đạt chuẩn NTM.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm