| Hotline: 0983.970.780

DOVECO Gia Lai: Mũi nhọn ngành rau quả Tây Nguyên

Thứ Năm 16/01/2020 , 15:17 (GMT+7)

Trong bối cảnh nhiều loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên liên tục bị mất mùa, mất giá thì, sự có mặt của DOVECO Gia Lai đã mang đến niềm vui không nhỏ cho bà con nông dân nơi đây. 

Khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco lớn nhất Tây Nguyên.

Cụ thể, nhiều loại rau củ quả của nông dân đã được DOVECO Gia Lai thu mua với giá ổn định, mang lại niềm tin cho nông dân...

Nhà máy chế biết hiện đại

Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu rau quả Gia Lai (DOVECO Gia Lai- thuộc Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao) với gần 6ha ở Cụm Công nghiệp- TTCN huyện Mang Yang (Gia Lai). Với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, là một trung tâm chế biến rau quả khép kín, bao gồm từ liên kết phát triển sản xuất, thu mua nguyên liệu; chế biến tinh, chế biến sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước, xuất khẩu.

DOVECO Gia Laivới tổ hợp 3 nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, gồm Nhà máy chế biến nước quả cô đặc và puree (công suất 10.000 tấn/năm), Nhà máy chế biến rau quả đông lạnh (công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm), Nhà máy chế biến rau quả đồ hộp (công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm).

Với quy mô như trên, tổ hợp các nhà máy có năng lực thu mua và chế biến hàng trăm ngàn tấn rau quả các loại mỗi năm như chanh dây, xoài, bơ, sầu riêng… Doanh thu hàng năm ước đạt 2.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 80- 90 triệu USD; tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa phương làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, khoảng 1.000 lao động làm việc tại nhà máy.

Để đủ năng lực phục vụ cho những con số trên, tổ hợp 3 nhà máy chế biến được xem là “trái tim” của Trung tâm, với quy mô, công suất lớn, do các giáo sư hàng đầu của Nhật Bản, Italy tư vấn thiết kế; thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất được nhập từ các Cty uy tín hàng đầu ở nước ngoài và được chính các chuyên gia của họ thi công, lắp đặt…

Doveco Gia Lai sử dụng công nghệ hiện đại trong ngành chế biến nước ép trái cây.

Không chỉ tập trung sản xuất, vấn đề môi trường cũng được Cty đặt lên hàng đầu. Khu xử lý nước thải với thiết bị và công nghệ tiên tiến của Hà Lan giá trị hơn 5,5 tỷ đồng. Phương châm của Cty là đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, đặc biệt là lợi ích của nhân dân và người lao động trên địa bàn. Vì vậy, dù khá tốn kém, nhưng Cty vẫn quyết tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải này, đảm bảo mỗi giờ xử lý 150 m3 nước thải sản xuất và sau khi xử lý, nước thải sẽ đạt tiêu chuẩn cột A…

Kỹ sư Jorge Luis Vagras- chuyên gia người Ý (làm việc cho Cty Tropical Food Machineri)- người trực tiếp lắp đặt hệ thống dây chuyền cho Nhà máy chế biến nước quả cô đặc và puree của DOVECO Gia Lai, cho biết: “Tropical Food Machineri là Cty hàng đầu châu Âu về công nghệ thực phẩm và đồ uống, chúng tôi đã lắp đặt cho nhiều nước có trái cây nhiệt đới như Nam Phi, Brazil… Đây là ngành sản xuất rất có tương lai, bởi sản phẩm nước quả nhiệt đới rất được thế giới ưa chuộng”.

Vùng nguyên liệu bền vững

Để đảm bảo đủ nguyên liệu cho một nhà máy hiện đại như trên, ngay từ đầu, vùng nguyên liệu đã được xây dựng bài bản. Ông Đinh Gia Nghĩa- Phó Tổng GĐ DOVECO- phụ trách Tây Nguyên cho biết: Hiện Cty có trên 13.000 ha vùng nguyên liệu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông. Sản phẩm chủ lực là chanh leo với 12.750 ha. Cty đầu tư ban đầu về giống cho nông dân, đến khi thu mua sẽ khấu trừ lại. Hiện Cty đang hợp đồng thu mua chanh leo với giá tối thiểu6.000 đồng/kg. Theo tính toán: 1ha thu khoảng 50 tấn quả, nông dân có thu nhập 300 triệu đồng, lãi ròng 150 triệu đồng/năm.

Sản phẩm chanh dây Doveco Gia Lai thu mua đạt chất lượng cao.

Để làm tốt công tác đầu tư và thu mua, chỉ riêng ở Gia Lai, Cty đã thành lập được trên 60 tổ hợp tác ở 5 huyện trọng điểm như Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Prông, Chư Pưh… Các tổ hợp tác này là cầu nối giữa Cty và nông dân trong việc đầu tư và thu mua nguyên liệu.

Ngoài ra, Cty cònthu mua một lượng lớn các loại trái cây trên địa bàn như xoài, mãng cầu, bơ, sầu riêng… Dự kiến thời gian tới, vùng nguyên liệu sẽ tiếp tục được phát triển và mở rộng lên khoảng 25.000 ha.

Ông Nguyễn Đức Thuận- Phó GĐ HTX NN&DV huyện Đăk Đoa, cho biết: “Ngay khi Cty đến đặt vấn đề liên kết, đã có hơn 30 hộ đăng ký với trên 50ha chanh dây. Cty không chỉ cung cấp giống chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu đầu ra ổn định mà còn cam kết thu mua giá bảo hiểm 6.000 đồng/kg đối với chanh múc- cao gấp đôi giá thị trường. Với cách làm này, chúng tôi rất yên tâm, chỉ cần có đầu ra ổn định và giá bảo hiểm thì chắc chắn là có lãi”.

Theo đó, các hộ gia đình trong xã- đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số rất hào hứng với mô hình liên kết này, bởi chanh dây dễ trồng (có thể trồng trên những vườn tiêu chết hoặc xen canh với các loại cây trồng khác, ít vốn và thu hồi nhanh.

Ông Lê Thanh Nguyên- tổ trưởng Tổ hợp tác thôn 6C (xã H’la, huyện Chư Pưh): “Gia đình tôi ký hợp đồng liên kết với Cty trồng 4ha chanh dây. Hiện vườn đã thu và toàn bộ sản phẩm đều được nhập cho Cty. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích, trồng thêm các loại cây trồng khác như chuối Tiêu Hồng, bơ, đậu tương…”.

Ông Đinh Cao Khuê- Chủ tịch HĐQT Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao: “Nhà máy đi vào hoạt động, chúng tôi kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt khoảng 100 triệu USD mỗi năm, tổng doanh thu hàng năm có thể đạt 2.000 tỷ đồng... Với quy mô chế biến 500 tấn nguyên liệu mỗi ngày, DOVECO Gia Lai sẽ góp phần tạo đầu ra ổn định cho rau quả nông sản khu vực Tây Nguyên, nâng cao giá trị gia tăng, giá trị sản xuất và đời sống của người dân tỉnh Gia Lai và khu vực Tây Nguyên”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: DOVECO là một trong những doanh nghiệp đầu tiên phát triển chuỗi giá trị cây ăn quả chủ lực của Việt Nam. Từ việc chủ động tạo ra giống mới cho năng suất cao, DOVECO có công nghệ chế biến, xuất khẩu một cách bền vững.

Thứ trưởng cũng đề nghị DOVECO tiếp tục phát huy truyền thống và thế mạnh của mình, đồng hành cùng người dân Tây Nguyên để chế biến và tiêu thụ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản- đặc biệt là các loại cây đặc sản như chanh dây, bơ, chuối, sầu riêng…

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai- ông Võ Ngọc Thành, cho biết: DOVECO Gia Lai đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết trên 500 lao động ở địa phương và hàng chục ngàn nông dân tham gia sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông sản. Ông Thành cũng kỳ vọng, DOVECO sẽ mở đầu cho thời kỳ bùng nổ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn, thu hút các nhà đầu tư mới…

Ông Kenichiro Nakano- đại diện Cty Tokai Denpun (Nhật Bản)- một trong những khách hàng thân thiết của DOVECO từ rất nhiều năm nay: “Những năm gần đây, DOVECO đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang Nhật Bản- thị trường khắt khe về chất lượng sản phẩm và giá bán. Nhờ sự hợp tác và chia sẻ công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý, DOVECO đã tạo được niềm tin của khách hàng tại Nhật Bản”.

        

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm