| Hotline: 0983.970.780

DT2008 - đậu tương nội, chất lượng ngoại

Thứ Hai 18/02/2013 , 10:39 (GMT+7)

Với giống đậu tương DT2008, tuy mới trồng thử nghiệm vụ đầu, nhưng tỏ ra nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống khác.

DT2008 là giống đậu tương do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo đã được Cục Trồng trọt công nhận giống SX thử năm 2010. Trong năm 2012, DT2008 tiếp tục cho thấy khả năng thích nghi rộng và năng suất vượt trội trên mọi đồng đất, thậm chí ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.


Giống đậu tương DT2008 chịu hạn 30 ngày tại Đá Bạc (Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu)

Vụ xuân 2012, khi trình diễn tại các điểm đất đồi bãi, đất cao hạn thuộc xã Tân Phú, Tân Hương (Phổ Yên, Thái Nguyên), Hoàng Cương (Thanh Ba, Phú Thọ) trên quy mô 50 ha, giống đậu tương DT2008 cho năng suất bình quân 20 tạ/ha, giống đối chứng DT84 chỉ đạt 15 tạ/ha. Có hộ sử dụng thêm phân đa yếu tố chuyên đậu lạc và quán triệt quy trình phòng trừ sâu hại đúng kỳ đã đạt năng suất 25 - 27 tạ/ha.

Trạm Khuyến nông huyện Lục Yên (Yên Bái) cũng đã xây dựng mô hình trồng thử nghiệm các giống đậu tương DT2008, DT90, Đ9804, Đ2101 vụ xuân 2012, quy mô 10 ha, với 136 hộ nông dân tham gia ở 2 xã Khai Trung và Mai Sơn.

Tham quan mô hình trồng thí điểm giống đậu tương DT2008 của các hộ tại huyện Lục Yên, bà con nông dân rất bất ngờ trước hiệu quả kinh tế đem lại. Bà con ở đây cho biết, trước đây thường trồng các giống đậu tương DT84, năng suất giảm dần qua mỗi vụ, khả năng chống chịu sâu bệnh và chịu hạn không cao. Do vậy, họ đã chuyển sang trồng ngô, lạc, đỗ xanh, đỗ đen.

Với giống đậu tương DT2008, tuy mới trồng thử nghiệm vụ đầu, nhưng tỏ ra nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống khác, năng suất cao từ 24 - 32 tạ/ha, trong điều kiện khó khăn có thể cao gấp 1,5 - 2 lần giống thông thường; có khả năng chống chịu tổng hợp trên đồng ruộng ở mức cao nhất với các điều kiện khó khăn như hạn, úng, nóng, lạnh, đất nghèo dinh dưỡng và một số bệnh hại do nấm và vi khuẩn gây ra như gỉ sắt, sương mai, phấn trắng, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ...

Sang vụ HT, các xã Mai Sơn, Khánh Thiện, Khai Trung tiếp tục mở rộng gieo trồng DT2008 trên đất sau ngô, kết quả năng suất nhiều hộ đã đạt 90 - 100 kg/sào, DT84 chỉ đạt 64 kg/sào.

Qua 1 năm thử nghiệm với 2 vụ trồng DT2008, Trạm Khuyến nông Lục Yên đã có kết luận DT2008 thích hợp với đất ruộng không chủ động nước ở vụ xuân, đất nương rẫy sau trồng ngô ở vụ HT, có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá; cho năng suất cao hơn giống DT84 đang trồng phổ biến tại địa phương từ 1,2 - 1,6 lần. Đây là cơ sở để bà con nhân rộng diện tích đậu tương DT2008 trong các năm tiếp theo.

Vụ HT tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, vụ 2 tại xã Đắk KRông (huyện Cư Jut, Đắk Nông), xã Cư Ebur (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk), xã Đá Bạc (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) trên quy mô 5 - 10 ha mỗi điểm, DT2008 đã thể hiện khả năng chống chịu cao với mưa úng đầu vụ và hạn cuối vụ, cho năng suất cao hơn giống địa phương và giống đối chứng như DT84 từ 1,4 - 2 lần với TGST từ 85 - 90 ngày.

Tại xã Đá Bạc, Viện Di truyền nông nghiệp hợp tác với Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu, Cty Bunge (Mỹ) trồng thử nghiệm 8 ha DT2008 trên đất bazan xám theo cơ cấu ngô vụ I + đậu tương vụ II, từ khi ra hoa tới thu hoạch 30 ngày đậu gặp hạn liên tục không có mưa, trong khi xung quanh cây ngô bị héo cháy lá, năng suất giảm còn 1 - 1,5 tấn/ha, DT2008 vẫn xanh tươi và đã đạt 20 - 25 tạ, trong khi giống đậu tương địa phương được trồng và thu trước 15 ngày, tránh được hạn nhưng chỉ đạt 13 - 16 tạ/ha.

PGS.TS Mai Quang Vinh - Viện DTNN: 

Để đánh giá chính xác đặc tính chống chịu hạn, mặn, sâu bệnh của DT2008, Viện đã gửi giống đi các phòng thí nghiệm hiện đại của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vừa qua, trên Tạp chí Quốc tế “BioMed Research International” xuất bản tại Mỹ có bài báo “Đặc tính của đậu tương DT2008 mới chọn tạo" so sánh với mẫu giống chuẩn Williams 82 thể hiện là một nguồn tài nguyên di truyền genomics mới, phục vụ cải thiện giống đậu tương chịu hạn, khả năng vượt trội của DT2008 chống chịu cao với nhiệt độ cực đoan, chịu hạn vượt giống chuẩn quốc tế về chịu hạn là Williams 82.

Vụ đông tại Đồng Phú (Chương Mỹ, Hà Nội), UBND huyện Chương Mỹ đã xây dựng mô hình 6 ha đậu tương DT2008, với TGST 95 ngày của vụ đông sớm (gieo trước 25/9), DT2008 đã cho năng suất 75 - 80 kg/sào (20 - 23 tạ/ha) gần gấp đôi DT84 (30 - 45 kg/sào).

Tại buổi tham quan, đánh giá đầu bờ, đại diện Sở NN-PTNT Hà Nội và UBND huyện Chương Mỹ đều đánh giá cao hiệu quả của DT2008 và chỉ đạo các cơ sở phối hợp với Viện DTNN thu mua giống để mở rộng diện tích nhân giống trong vụ xuân 2013 và đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức.

Theo đánh giá của nông dân các vùng SX thử, đặc điểm nổi trội của giống đậu tương DT2008 là cây sinh trưởng khỏe, phân nhiều nhánh nên số quả trên cây cao, trung bình 46 quả/cây; hệ rễ khỏe, có nhiều nốt sần nên vừa có khả năng chịu hạn cao, vừa có khả năng cải tạo đất tốt hơn các giống khác; chất lượng khá, hạt to màu vàng, khối lượng 1.000 hạt đạt 200g, dễ để giống. TGST từ 110 - 115 ngày vụ xuân, 85 - 95 vụ HT và thu đông.

Giống phản ứng yếu với ánh sáng, có thể trồng được 3 vụ/năm vẫn cho năng suất và hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thâm canh của nhiều hộ; đặc biệt với các hộ nghèo cũng có thể làm được.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm