| Hotline: 0983.970.780

ĐT34 đạt năng suất cao trên vùng “đất xấu”

Chủ Nhật 31/08/2014 , 10:28 (GMT+7)

Trồng trên ruộng đất sét, nước tưới thường xuyên thiếu nhưng giống lúa ĐT34 đạt năng suất 65 tạ/ha, lãi hơn 6 triệu đồng/ha so với các giống từng SX trên cánh đồng này.

ĐỘI SỔ VỀ NĂNG SUẤT

Được sự cho phép của Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng, Cty CP Tập đoàn Điện Bàn (DIBANCO) phối hợp với HTX DVSXNN và KDTH Hòa Liên triển khai mô hình cánh đồng Thanhk World Wide trên diện tích 4 ha, tại thôn Quan Nam 4, xã Hòa Liên (Hòa Vang, Đà Nẵng).

Tham gia buổi đánh giá kết quả thực hiện mô hình, chúng tôi chứng kiến người dân thôn Quan Nam 4 rất phấn khởi, bởi 49 hộ dân tham gia trồng giống lúa ĐT34 đều được mùa. Hiện những ruộng lúa vàng ươm, trĩu bông, tỷ lệ lép hạt thấp. Theo ước tính của những hộ tham gia mô hình, năng suất vụ HT 2014, ĐT34 đạt thấp nhất 65 tạ/ha.

Ông Phan Văn Kế, Chủ nhiệm HTX DVSXNN và KDTH Hòa Liên chia sẻ: “Có thể nói rằng, trên thị trường có nhiều giống lúa đạt trên 65 tạ/ha nhưng ĐT34 mới là điều đáng nói. Ở cánh đồng Bé, thôn Quan Nam 4 từ xa xưa đến giờ đừng nói là đạt 55 tạ/ha, huống hồ là 65 tạ/ha. Bởi thổ nhưỡng rất khắc nghiệt, vậy mà ĐT34 đã vượt mặt các giống lúa khác, vươn lên ngôi đầu về năng suất”.

Theo ông Kế, cánh đồng Bé lớp đất mặt đã lấy làm gạch, hiện chủ yếu đất sét mới được cải tạo nên năng suất trồng lúa không cao. Từ trước đến nay, vụ đỉnh nhất là 50 tạ/ha. Cũng vì thế mà chưa có một DN nào dám đưa lúa vào đây thực hiện mô hình. Ấy thế mà, DIBANCO đã dám làm.

“Kết quả cho thấy ĐT34 tăng thấp nhất 10 tạ/ha so với các giống lúa trồng trước đó, với mức giá khoảng 6.000 đồng/kg thì thu lãi 6 triệu đồng. Ngoài ra giảm đáng kể được phân bón, công chăm sóc, tiền thuốc sâu”, ông Kế nói.

Ngoài năng suất thì việc thực hiện mô hình đã đem lại cho người dân Quan Nam 4 có kỹ thuật SX lúa hàng hóa. Bà con được trải qua các lớp tập huấn, nắm chắc kỹ thuật canh tác, đây là một điều mà họ không mơ tới. Hơn thế nữa, ĐT34 đóng một vai trò rất quan trọng là cải thiện được chất lượng gạo của người dân địa phương, bởi ĐT34 cơm thơm, ngon, dẻo nhẹ.

Bà Dương Thị Hoàng, tham gia SX 2 sào giống lúa ĐT34, từ ngày gieo sạ đến lúc thu hoạch rất ít bị bệnh hại. Theo bà Hoàng, vụ HT năm nay khắc nghiệt vô cùng, khô hạn ngay từ đầu vụ, nắng nóng kéo dài, còn cuối vụ thì gặp mưa ảnh hướng đến sinh trưởng cây lúa và năng suất. Tuy nhiên, bà phun thuốc trừ sâu rất ít, cây lúa vẫn sinh trưởng khỏe mạnh.

“Nắng nóng, thiếu nước nhưng lúa đẻ nhánh khỏe, bông to, hạt đều, hạt lép ít. Đây là cánh đồng liên kết 4 nhà, được hỗ trợ khoa học, giống, phân bón thì Cty bao tiêu sản phẩm cho bà con”, bà Hoàng phấn khởi.


Giống lúa ĐT34 thích hợp nhiều chân đất

Hiện có một thực tế thường các đơn vị triển khai mô hình về giống lúa luôn chọn những cánh đồng màu mỡ để SX, tuy nhiên DIBANCO lại đi tìm những nơi “đất xấu” để thực hiện như tại Hòa Liên. Qua thực tế cho thấy rằng, ĐT34 đứng trong nhiều vùng, nhiều điều kiện khác nhau.

Đánh giá kết quả thực hiện, ông Thái Văn Quang, Trưởng phòng Phòng quản lý kỹ thuật, Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng nói: Cty dám mạo hiểm đến đầu tư phát triển giống, bởi cánh đồng Hòa Liên rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhưng triển khai mô hình và đem lại hiệu quả.

“Qua mô hình thì người dân biết làm giống, nắm rõ được quy trình, hiểu rõ được một số biện pháp kỹ thuật, tiết kiệm được phân bón, giống. Đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao. Mô hình này đáp  ứng được nhu cầu đề ra của ngành nông nghiệp về chuyển đổi cơ cấu giống là trung ngắn ngày. Đặc biệt trước biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Với kết quả vụ HT như vậy thì chắc chắn vụ ĐX năng suất sẽ cao hơn”, ông Thái nhận định.

THÍCH HỢP MỌI NƠI

Trong vụ HT 2014, ngoài thực hiện mô hình tại thôn Quan Nam 4 thì DIBANCO triển khai ở tỉnh thành, nhiều chân đất. Tuy nhiên, năng cao, ổn định. Trong đó như tại thôn 4 Châu Bí, xã Điện Tiến (Điện Bàn, Quảng Nam) DIBANCO thực hiện mô hình 4 ha. Quy trình áp dụng theo hướng kỹ thuật của Sở NN-PTNT Quảng Nam.

Kết quả, ĐT34 chống chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết bất lợi, lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng chiều cao cây, tăng khả năng đẻ nhánh, bộ lá giữ được màu anh đến cuối vụ. Năng suất ĐT34 đạt 68 tạ/ha, cao hơn 8 tạ/ha so với ruộng đối chứng.

Thời gian gieo sạ ngày 28/5/2014, lượng giống 3,5 kg/sào. Trong vụ HT, thời kỳ lúa ôm đòng, chuẩn bị trỗ thì buổi chiều có các đợt mưa giông xen kẽ nên tạo điều kiện cho bệnh khô vằn phát triển mạnh đã tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, nhất là bệnh lép hạt, khô vằn và rầy nâu...

Qua theo dõi cho thấy, về thời kỳ cây con, ở ruộng đối chứng bọ trĩ phát sinh mật độ bình quân 675 con/m2 và tuyến trùng rễ tỷ lệ 2%, trong khi đó ở ruộng trình diễn mật độ bọ trĩ thấp hơn rất nhiều 225 con/m2 và không thấy tuyến trùng rễ gây hại.

ĐT 34 là giống lúa thuần của Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh chọn tạo, được Cty CP Tập đoàn Điện Bàn mua bản quyền. Hiện một số tỉnh thành đã đưa vào cơ cấu giống của địa phương.

Qua đánh giá ĐT34 sâu bệnh hại ít hơn đáng kể so với ruộng đối chứng ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển và đối với từng loài sâu bệnh hại, TGST 95 ngày. Ngoài ra ở các thời kỳ trong mô hình còn sử dụng một số sản phẩm của  DIBANCO như: Diboxylin 2LN +Aivan 6.4SL để phòng bệnh thối thân, thối bẹ đã hạn chế được sự phát triển của bệnh khô vằn rất hiệu quả.

Đặc biệt giai đoạn trước vào và sau trổ có các cơn mưa, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh lem lép hạt phát triển nên Cty đã kịp thời cung ứng thuốc trừ bệnh TIEN 250EW, do đó đã hạn chế được bệnh lem lép hạt tốt hơn so với ruộng đối chứng ngoài mô hình.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân được mùa lớn, giá cao chưa từng thấy, nông dân vui phơi phới

Nông dân Phú Yên đang thu hoạch lúa đông xuân trong niềm vui lớn khi lúa vừa được mùa, giá lại cao chưa từng thấy.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.