| Hotline: 0983.970.780

Dự án căn cứ hạt nhân dưới băng của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh

Thứ Ba 09/01/2018 , 13:05 (GMT+7)

Iceworm (Sâu băng) là mật danh cho một chương trình thử nghiệm bố trí vũ khí của quân đội Mỹ thời Chiến tranh lạnh. Dự án bắt đầu từ năm 1958 nhằm tạo nên một mạng lưới gồm chủ yếu vũ khí hạt nhân lưu động trong lòng núi băng lục địa ở đảo Greenland, quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch.

09-30-45_nh_cmp_century
Đường hầm chính dẫn xuống “thành phố” Camp Century dưới lớp băng Greenland. Ảnh: Science Mag

Dự án Iceworm là một phần trong kế hoạch xây dựng thành phố ngầm bí mật mang tên Camp Century (Trại Thế kỷ) được Mỹ bắt đầu thực hiện từ năm 1959. Căn cứ tuyệt mật với diện tích khoảng 140 km2 này là nơi làm việc của khoảng 11.000 nhân công. Tuy nhiên, tới năm 1966, Mỹ đã rời khỏi Camp Century và bỏ hoang nó từ đó đến nay sau khi phát hiện ra môi trường tại đây không ổn định, gây nguy hiểm. Trước khi rời đi, Mỹ chôn một khối lượng khổng lồ chất thải độc hại bên dưới những lớp băng dày hàng chục mét.

Các chi tiết về dự án căn cứ tên lửa hạt nhân Iceworm bị giữ kín suốt nhiều thập kỷ, song lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào tháng 1/1995 sau một cuộc điều tra về lịch sử sử dụng và lưu trữ vũ khí hạt nhân ở Greenland do Viện Chính sách Ngoại giao Đan Mạch tiến hành, dưới sự chỉ đạo từ Quốc hội Đan Mạch.

Với mục tiêu nêu ra là nhằm thử nghiệm tính khả thi của kỹ thuật xây dựng lúc bấy giờ, quân đội Mỹ bắt đầu triển khai đại công trình Camp Century trên một khu vực ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển phía tây bắc Greenland, cách căn cứ không quân Thule do Mỹ kiểm soát khoảng 240 km. Căn cứ Thule ban đầu được dùng như trung tâm đầu não cho Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật Mỹ. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để Mỹ thử nghiệm khả năng chịu đựng của các hệ thống vũ khí trước điều kiện thời tiết cực lạnh.

Camp Century lúc bấy giờ được miêu tả như một tiền đồn quân sự nằm sâu dưới băng. Theo kế hoạch, Dự án Iceworm sẽ là một hệ thống các đường hầm dài khoảng 4.000 km, có thể triển khai 600 tên lửa hạt nhân, đủ khả năng vươn tới Liên Xô trong trường hợp một cuộc chiến tranh hạt nhân bùng phát. Các tên lửa Mỹ phải thay đổi vị trí định kỳ và lớp băng dày ở Greenland sẽ là “tấm áo” ngụy trang hoàn hảo. Dù Dự án Iceworm là bí mật nhưng kế hoạch xây dựng Camp Century đã được Mỹ thảo luận với Đan Mạch. Chính phủ Đan Mạch cũng chấp thuận. Tạp chí Saturday Evening Post hồi năm 1960 thậm chí còn đưa tin về cơ sở này cùng một máy phát điện nguyên tử bên trong nó.

“Mục đích chính thức” của Camp Century, như lời giải thích mà Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra với giới chức Đan Mạch năm 1960, là nhằm thử nghiệm hàng loạt kỹ thuật xây dựng khác nhau dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Bắc Cực, tìm hiểu những vấn đề thực tế dễ xảy ra với các lò phản ứng hạt nhân bán lưu động, đồng thời hỗ trợ công tác nghiên cứu, thí nghiệm khoa học trên băng tuyết. Mỹ đã xây lên tổng cộng 21 đường hầm với mái vòm cùng nhiều công trình, bao gồm một cửa hàng, một bệnh viện, một nhà hát và một nhà thờ. Từ năm 1960 đến năm 1963, điện năng của cả dự án đều do một máy phát điện hạt nhân lưu động cung cấp, trong khi nước được lấy và xử lý từ quá trình làm tan băng.

Ngoài ra, căn cứ cũng sở hữu các khu nhà ở, phòng điều hành, nhà bếp, phòng họp, thư viện, bệnh viện với phòng mổ 10 giường, cơ sở giặt là, hớt tóc, bưu điện, phòng thí nghiệm, trung tâm liên lạc, nhà chỉ huy, xưởng bảo dưỡng…

Điều kiện thời tiết tại đây được đánh giá là vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình -56 độ C, sức gió 200 km/h.

Khoảng ba năm trước khi bị đình chỉ, các nhà địa chất học làm việc tại Camp Century đã tiến hành nghiên cứu các mẫu băng và phát hiện ra rằng khối băng phía trên căn cứ đang di chuyển nhanh hơn nhiều so với tính toán và sẽ phá hủy hoàn toàn các đường hầm cũng như trạm phóng được lên kế hoạch xây dựng bên dưới trong vòng hai năm. Tới năm 1965, Mỹ tiến hành sơ tán Camp Century, chuyển máy phát điện hạt nhân khỏi đây. Dự án Iceworm bị hủy bỏ. Camp Century chính thức đóng cửa năm 1966.

Theo các tài liệu do Đan Mạch cung cấp vào năm 1997, thông tin về mạng lưới tên lửa hạt nhân Iceworm từng xuất hiện trong một báo cáo do quân đội Mỹ đưa ra hồi năm 1960 mang tên “Giá trị chiến lược của băng Greenland”.

Nếu triển khai thành công, Dự án Iceworm có phạm vi bao phủ lên tới 130.000 km2, gần gấp ba lần diện tích Đan Mạch. Các tổ hợp phóng sẽ được đặt ngầm dưới lớp băng khoảng 8,5 m. Mỗi cụm bệ phóng tên lửa bố trí cách nhau 6,4 km. Các đường hầm mới mỗi năm sẽ được đào thêm để sau 5 năm, Mỹ có thể thiết lập nên hàng nghìn điểm khai hỏa nhằm lưu chuyển thường xuyên, định kỳ hàng trăm tên lửa hạt nhân. Quân đội Mỹ dự kiến triển khai phiên bản rút gọn của tên lửa Minuteman tại đây và định gọi chúng là Iceman.

Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters hồi đầu tháng 8 năm ngoái, các nhà khoa học thuộc Đại học York, Canada, đã đo đạc lượng chất thải nguy hại còn sót lại tại căn cứ Camp Century, đồng thời sử dụng mô hình biến đổi khí hậu xác định nguy cơ tiềm ẩn mà chúng gây ra trong tương lai.

Kết quả cho thấy lớp băng bao phủ Camp Century ở Bắc Cực có thể bắt đầu tan chảy vào cuối thế kỷ này. Khi ấy, cơ sở hạ tầng của căn cứ lộ ra, kéo theo hàng loạt chất thải độc hại sinh học, hóa học và chất phóng xạ xâm nhập vào đại dương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm