| Hotline: 0983.970.780

Dự án cạnh tranh nông nghiệp: Lực đẩy cho kinh tế nông thôn

Thứ Ba 08/03/2011 , 10:17 (GMT+7)

Các họat động của DA đang đáp ứng và hỗ trợ tốt yêu cầu sản xuất nông nghiệp của các địa phương...

Cần KH công nghệ và liên minh sản xuất lúa, cây ăn trái ở ĐBSCL

Đến nay, sau gần 2 năm thực hiện Dự án cạnh tranh nông nghiệp (Aricultural Competitiveveness Project - ACP), tại hội nghị đánh giá giữa kỳ tổ chức mới đây tại TP Cần Thơ, ghi nhận của đoàn công tác sau khi kiểm tra thực tế và nhiều ý kiến của đại biểu tại 8 tỉnh trong vùng hưởng lợi từ DA cho thấy tiến độ thực hiện các hợp phần của DA diễn ra khá trôi chảy.

Về cơ bản mục tiêu của DA sẽ đạt được sau khi kết thúc dự án. Đặc biệt các họat động của DA đang đáp ứng và hỗ trợ tốt yêu cầu sản xuất nông nghiệp của các địa phương.

ACP được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA/WB) và Chính phủ Việt Nam với tổng số vốn 75 triệu USD (tương đương 1.200 tỉ đồng, trong đó vốn vay là 59,8 triệu USD), thời gian thực hiện DA từ năm 2009 đến 2013, với phạm vi hoạt động trên địa bàn 8 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai và Đăk Lăk. Mục tiêu chung của DA là nâng cao khả năng cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên thông qua việc liên kết sản xuất với khối DN. Theo đó DN giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông dân thông qua việc chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, tổ chức lại nhóm sản xuất của nông dân và liên kết với các DN, đồng thời hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất.

Hiện nay toàn DA đã có 58 chủ đề nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật được xác định và thực hiện, trong đó có 16 chủ đề đã được các đơn vị chuyển giao thưc hiện tại 8 tỉnh hưởng lợi DA. Về hợp phần hỗ trợ liên minh sản xuất (LMSX) đã có 71 LMSX được xác định và 33 LMSX đủ điều kiện hoạt động giải ngân; trong hợp phần hỗ trợ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như đường, thủy lợi cầu, đập…có 72 công trình được xác định và 6 công trình đã và đang thực hiện. Được biết tổng số vốn cam kết thực hiện DA là 37 triệu USD, chiếm 49% tổng số vốn của DA.

Tuy số vốn giải ngân còn chậm so với kế họach ban đầu nhưng đại diện Ban quản lý DA các tỉnh khẳng định khả năng hoàn thành mục tiêu so với thiết kế DA vẫn đảm bảo, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến cần điều chỉnh, tập trung vào hợp phần tăng cường công nghệ nông nghiệp, hỗ trợ LMSX. Tại hội nghị đánh giá giữa kỳ lần này còn có ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo Sở NN- PTNT 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với thế mạnh là lúa gạo, cây ăn trái có khả năng cạnh tranh và mở rộng qui mô, đặc biệt một số địa phương bắt đầu nhen nhóm các mô hình hợp tác LMSX. Do đó, các tỉnh ĐBSCL kiến nghị Ngân hàng Thế giới và các Bộ, Ngành mở rộng phạm vi ACP tại vùng ĐBSCL.

Tham dự và chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Bùi Bá Bổng nhấn mạnh: “ACP phải đầu tư tập trung để tạo chuyển biến sản xuất, chuỗi giá trị nông sản cho ĐBSCL; phải đầu tư tập trung vào vài loại sản phẩm chủ lực như lúa, cây ăn trái; phải loại bỏ những DA lẻ tẻ. Mỗi tỉnh có thể thực hiện liên minh hàng ngàn, hàng chục ngàn ha lúa. Các tỉnh có thế mạnh vườn cây ăn trái chú ý cải tạo vườn tạp sang trồng cây ăn trái chuyên canh. Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam chọn, đưa ra 3 loại cây chủ lực. Bên cạnh đó đưa mô hình cơ giới hóa, thâm canh, áp dụng công nghệ cao; chọn lựa những công nghệ đã được xác định; phải làm sao đến khi kết thúc DA một mô hình mới được định hình, chuỗi giá trị được xác lập. Và cuối cùng nông dân ĐBSCL có được mô hình kinh tế mới tiên tiến”.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm