| Hotline: 0983.970.780

Dự án di dân tái định cư hồ sông Mực nằm trên giấy

Thứ Năm 02/12/2021 , 09:13 (GMT+7)

Hàng trăm hộ dân các xã Tân Bình, Bình Lương (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) hiện đang ở dưới cốt nước dâng của hồ Sông Mực cần được di dời, tái định cư.

Hơn 4 sào ruộng nhà bà Nồm đã nằm dưới hồ sông Mực. Ảnh: VD.

Hơn 4 sào ruộng nhà bà Nồm đã nằm dưới hồ sông Mực. Ảnh: VD.

Cả cuộc đời bà Cao Thị Nồm, thôn Mai Thắng (xã Tân Bình) đã gắn với vùng đất nằm trong lưu vực lòng hồ sông Mực. Theo bà Nồm, gia đình bà lên vùng đất này định cư và sinh sống đã 50-60 năm. Tuy nhiên, khi hồ sông Mực được nâng cấp, nâng cao trình thì hầu hết các hộ dân trong thôn Mai Thắng đều nằm trong lưu vực lòng hồ.

Khi hồ sông Mực tích nước, con đường duy nhất nối gia đình bà với thế giới bên ngoài bị ngập. Con cái bà đi làm, các cháu đi học phải dùng chiếc thuyền nan.

Hầu hết các gia đình trong thôn Mai Thắng cũng phải tự sắm cho mình chiếc thuyền để phòng khi mực nước hồ sông Mực lên cao.

Cũng do nước hồ sông Mực thường xuyên lên cao, mấy sào ruộng trước nhà bà gần như ngập quanh năm. Con bà phải tha phương cầu thực, để lại bà và một đứa cháu ở nhà nuôi nhau. Những hôm nước hồ sông Mực dâng cao, bà phải nhờ hàng xóm dùng thuyền nan chở cháu đi học.

Hầu hết các hộ dân thôn Mai Thắng đều tự sắm thuyền nan để di chuyển khi nước hồ sông Mực dâng cao. Ảnh: VD.

Hầu hết các hộ dân thôn Mai Thắng đều tự sắm thuyền nan để di chuyển khi nước hồ sông Mực dâng cao. Ảnh: VD.

“Vì nước thường xuyên dâng cao, con cái ở nhà không có việc làm nên chúng phải vào Nam, ra Bắc làm ăn. Vừa rồi, chúng gửi tiền về múc được con đường phía trên để đi lại nhưng những hôm nước hồ sông Mực lên cao thì bà cháu cũng phải bó gối ở nhà, không đi đâu được. Chúng tôi nghe nói có dự án di dời tái định cư từ lâu rồi nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai” – bà Nồm cho hay.

Bài liên quan

Ông Vi Văn Dung, trưởng thôn Mai Thắng cho biết, thôn có 122 hộ thì đa phầm đều nằm trong cốt mực nước dâng 35 -37 m. Thời điểm nước hồ sông Mực dâng cao, gần như 100% số hộ đều bị cô lập, phải di chuyển bằng thuyền. Cả thôn có gần 21 ha đất lúa thì hơn nửa chỉ gieo trồng được 1 vụ.

Thiếu đất sản xuất, nên thôn Mai Thắng hiện có tới 17% hộ nghèo, 21% hộ cận nghèo. Sống bằng nghề nông nhưng ruộng đất thường xuyên bị ngập, đa phần lao động chính trong thôn phải đi làm ăn xa, ở nhà gần như chỉ có người già, trẻ con.

“Mực nước hồ sông Mực dâng ở mức bình thường cũng đã ngấp nghé nhà của các hộ dân rồi. Vào tháng 7, tháng 8 hàng năm, nước dâng cao thì nhiều con đường trong thôn bị ngập gây ra rất nhiều khó khăn cho việc đi lại. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị di dời tái định cư nhưng các cấp trả lời là phải chờ quyết định từ Chính phủ. Nếu vẫn tiếp tục sinh sống ở đây thì cuộc sống người dân còn khổ mãi do thiếu đất sản xuất và hạ tầng giao thông yếu kém” – ông Dung chia sẻ.

Cũng theo ông Dung, do nằm trong vùng có dự án di dân, tái định cư nên các tuyến đường nội thôn không được đầu tư nâng cấp, cải tạo, việc đi lại thường ngày của người dân rất khó khăn. Bên cạnh đó, do ngóng chờ di dân cộng với đời sống kinh tế khó khăn nên dù đã định cư ở đây gần nửa thế kỷ nhưng những ngôi nhà trong thôn vẫn nhếch nhác, không được đầu tư xây dựng.

Nước hồ sông Mực dâng đến nhà các hộ dân là chuyện cơm bữa. Ảnh: VD.

Nước hồ sông Mực dâng đến nhà các hộ dân là chuyện cơm bữa. Ảnh: VD.

Ông Hà Ngọc Dũng, cán bộ địa chính nông nghiệp xã Tân Bình cho biết, toàn xã có 3 thôn là Mai Thắng, Đức Bình và Thanh Bình nằm trong vùng lõi, vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En. Trong số này có 192 hộ dân, 700 ha đất ruộng thường xuyên bị ngập nước, cần phải di dời tái định cư. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế tại địa phương và ổn định cuộc sống của người dân. Ông Dũng cho biết, người dân ở đây hiện thiếu công ăn việc làm, đi học cách trở nên nhiều con em phải bỏ học giữa chừng. Số tốt nghiệp THPT và Đại học chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Trước thực trạng của nhiều hộ dân nằm trong vùng thường xuyên ngập nước hồ sông Mực, từ nhiều năm nay, các cấp ngành tại Thanh Hóa đã đề xuất phương án tái định cư cho người dân nhưng đến này dự án tái định cư vẫn chưa được phê duyệt.

Dự án di dân tái định cư hồ sông Mực nằm... trên giấy

Theo thống kê của Phòng NN huyện Như Xuân, cả huyện có 2 xã là Tân Bình và Bình Lương nằm trong vùng thường xuyên ngập nước của hồ sông Mực. Hiện nay, địa phương đã quy hoạch vùng tái định cư rộng 15 ha tại xã Bình Lương, cách nơi ở cũ khoảng 1500 – 2000 m. Theo kế hoạch, địa phương sẽ di dời 108 hộ dân về khu TĐC, số còn lại sẽ xem xét để di vén, xem dắm các hộ dân để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa được phê duyệt, triển khai.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.