| Hotline: 0983.970.780

Dự án đường giao thông 41 tỷ đồng bị "đắp chiếu"

Thứ Sáu 19/07/2013 , 10:17 (GMT+7)

Trong quá trình đưa huyện Con Cuông (Nghệ An) lên thị xã, rất nhiều dự án có quy mô được triển khai, nhận được sự đồng thuận lớn từ UBND tỉnh và các nhà đầu tư.

Trong quá trình đưa huyện Con Cuông (Nghệ An) lên thị xã, rất nhiều dự án có quy mô được triển khai, nhận được sự đồng thuận lớn từ UBND tỉnh và các nhà đầu tư.

Thế nhưng, khi tỉnh thông báo Con Cuông chưa đủ tiêu chí để lên thị xã thì rất nhiều công trình bị gián đoạn, tiến độ thi công ì ạch, nổi bật trong số đó là Dự án đường giao thông từ QL 7A vào Bệnh viện vùng Tây Nam, huyện Con Cuông, dù thời gian thực hiện đã quá nửa năm (dự kiến cuối năm 2012 sẽ đưa vào sử dụng) nhưng mọi việc cứ như thể mới bắt đầu.

Dự án trong mơ

UBND tỉnh Nghệ An đồng ý phê duyệt Dự án đường giao thông QL 7A vào Bệnh viện vùng Tây Nam tại Quyết định số 5736/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 với tổng mức đầu tư lên đến 41.226.000 đồng. Tuy nhiên, kể từ ngày khởi công đến nay, mọi thứ vẫn còn dang dở, tiến độ xây dựng quá chậm so với tính toán ban đầu bởi nguồn kinh phí đầu tư rót xuống cực kì nhỏ giọt.

Theo thiết kế, tổng chiều dài của con đường là 1.373 m, điểm đầu Km0+00 giao với tim đường QL7A, kết thúc ở Km1+373,85 giao với đường bao quy hoạch phía Nam; chỉ giới đường đỏ rộng 36,0 m; mặt đường rộng 21,0 m; vỉa hè rộng 15 m, tổng mức đầu tư 41.226.000 đồng. Dự án chia làm 2 giai đoạn, đầu tiên là xây dựng các hạng mục nền đường, hệ thống thoát nước và cống kỹ thuật; giai đoạn 2 xây dựng các hạng mục còn lại.


Đường làm dang dở

Để thực hiện theo kế hoạch đấu thầu đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1555/UBND ngày 27/4/2009 thì dự án được chia thành 2 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu số 3 tập trung xây dựng các hạng mục nền đường, hệ thống thoát nước, cống kỹ thuật. Gói thầu này triển khai xây dựng từ tháng 12/2009 và UBND tỉnh đã có Quyết định số 2774/QĐ/UBND phê duyệt gói thầu này, giá trúng thầu là 12.697.440.000 đồng, sẽ hoàn thành sau 9 tháng kể từ ngày khởi công. Tuy nhiên, do một số vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng nên tiến độ công trình đang rất ì ạch. Cụ thể, từ Km0 + 00 đến Km0 + 550 không có mặt bằng để giao cho đơn vị thi công, nếu thực hiện theo đúng quy mô dự án thì phải tiến hành tái định cư 18 hộ dân, kinh phí rất lớn. Hơn nữa, nguồn vẫn chưa được tỉnh giải ngân hết nên UBND huyện không thể tự động lập phương án.

"Tổng mức đầu tư để triển khai xây dựng hơn 41 tỷ đồng nhưng chúng tôi mới chỉ nhận được khoảng 5 tỷ đồng, trong khi đó riêng tiền giải phóng mặt bằng cho các hộ theo tính toán đã ở mức 8,4 tỷ đồng. Thiếu tiền là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ”, ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Công thương huyện Con Cuông, cho biết.

Nhận thấy quá nhiều khó khăn nằm ngoài tầm giải quyết, UBND huyện Con Cuông đã có tờ trình số 140/TTr.UBND trình lên UBND tỉnh Nghệ An xin điều chỉnh cho phù hợp và đã nhận được sự đồng ý. Cụ thể, làn đường giảm xuống 1/3 so với dự định ban đầu, từ 36 m xuống còn 12,0 m (bao gồm mặt đường 9 m và vỉa hè 3 m), đồng thời theo quyết định mới thì huyện chỉ phải đền bù tường rào, đất, cây cối trên đất chứ không phải tái định cư và đền bù nhà cửa cho những hộ dân bị ảnh hưởng.

Những điều mắt thấy tai nghe

Có mặt tại hiện trường, không khó để nhận ra mọi thứ còn rất nhiều dang dở, nhìn con đường quanh co, lên xuống như thác ghềnh thật khó chấp nhận. Trước đây, khi mới giải phóng mặt bằng, vì không có tiền nâng cấp đường nên đi lại rất khó khăn, những ngày nắng còn đỡ chứ vào ngày mưa, đường vừa trơn vừa bẩn, nguy cơ tai nạn giao thông là rất cao. Để xoa dịu những bức xúc của người dân, huyện quyết định chỉ đạo khắc phục bằng cách rải đá dăm nhưng cũng chẳng khá hơn là bao. “Đường đã gập gềnh khó đi, rải đá mà không láng nhựa đường, cũng không dùng xe lu thì giải quyết được gì? Nói đâu xa, hôm trước có vị bác sỹ của bệnh viện vừa ngã trật cả khớp tay đấy”, một người dân sống ở đây cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An, cũng bày tỏ: “Đường giao thông được triển khai năm 2009 cùng với thời gian thi công bệnh viện nhưng khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, thiếu tiền đền bù nên chưa đi đến đâu cả. Mỗi ngày bệnh viện đón 1.000 lượt người bệnh, việc cấp cứu luôn thường trực nhưng diễn ra rất khó khăn khi đường đi không đảm bảo đúng quy trình. Cộng với việc khá nhiều hộ dân tự ý mở quán xá trước cổng bệnh viện càng khiến tình hình thêm phức tạp hơn”.

Vướng mắc lớn nhất lúc này chính là nguồn kinh phí hỗ trợ từ tỉnh đang tạm thời bị “đóng băng”, 5 tỷ đồng giải ngân trước đó là quá ít ỏi để thay đổi được tình hình. Mặc dù huyện xác định sẽ sớm làm công văn gửi lên tỉnh để tìm ra phương án tối ưu nhất nhưng với diễn biến như thế này, rất khó để thay đổi chỉ trong một sớm một chiều.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất