| Hotline: 0983.970.780

Dự án hại dân

Thứ Tư 03/08/2011 , 08:39 (GMT+7)

Sau 10 năm đưa vào sử dụng, công trình nước sạch tại xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) không có hiệu quả, trái lại một số em nhỏ đã phải bỏ mạng vì công trình này.

Sau 10 năm đưa vào sử dụng, công trình nước sạch tại xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) không có hiệu quả, trái lại một số em nhỏ đã phải bỏ mạng vì công trình này.

Dự án nước sạch xã Thanh Lộc được xây dựng vào năm 2001, mục tiêu nhằm cung cấp nước sạch sinh hoạt cho hơn 5.000 nhân khẩu sống trong vùng. Dự án bao gồm các hạng mục đào, xây 10 giếng nước cho 10 thôn xóm.

Ông Trần Sửu, Trưởng thôn Thanh Tân, nơi có người chết vì các miệng giếng này, cho hay: Dự án nước sạch đầu tư trên địa bàn cho dân hưởng lợi mà từ xã, thôn đến dân trong vùng chẳng ai hay biết gì, khi thấy nhà thầu họ đào sâu xuống lòng đất mấy hố sâu rồi xây tường lên 4 phía, lúc đó mọi người mới biết là họ xây giếng nước sạch cho dân dùng. Trong khi thi công đang dở dang, đùng cái cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu họ cuốn gói ra đi lúc nào chẳng ai hay.

Ông Lê Văn Nhiếu, Chủ tịch UBND xã Thanh Lộc, bức xúc: "Một công trình đầu tư bạc tỷ mà chẳng có một thứ giấy tờ, hồ sơ nào liên quan lưu lại xã. Vì thế bây giờ công trình không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho dân, chúng tôi cũng chẳng biết xử lý thế nào”.

Ông Nhiếu nói tiếp: Dự án chưa hoàn thành, chưa được bàn giao, người dân cũng chưa một lần được hưởng lợi từ công trình này thì đến nay cả 10/10 miệng giếng đều trở thành những ao hồ cho học sinh tắm, cho các hộ dân nuôi cá, nuôi vịt… Theo đúng thiết kế, ngoài giếng nước, dự án còn phải xây dựng thêm nhà tắm, hệ thống máy bơm, tường rào... nhưng tất cả đều “bặt vô âm tín”. Kể từ khi công trình nước sạch ra đời đến nay đã có 4 em học sinh chết đuối do đi lại sẩy chân, hoặc chủ quan đi tắm tại các giếng nước này.

Ông Trần Văn Bính, thôn Thanh Tân, có con trai duy nhất bị giếng tử thần cướp đi, đau xót kể: Năm đó thằng Khang (con trai ông Bính) 11 tuổi, đang học lớp 6 ở một trường gần nhà, vào một buổi chiều, sau khi đi học về nó ra giếng nước trước nhà ngồi chơi không may sẩy chân rơi tõm xuống đáy giếng, do không biết bơi lại không ai biết nên mãi đến tối cả nhà không thấy con về mới đốt đuốc đi tìm, đến miệng giếng đã thấy con nổi phềnh lên mặt nước.

Nhìn lớp váng phủ kín mặt nước bám vào thành giếng, tường giếng nứt nẻ toang hoác, chúng tôi thấy rùng mình trước một dự án nước sạch kéo dài từ thôn 1 đến thôn 10 của xã. Mối hiểm nguy luôn rình rập người dân sống trong khu vực, nhất là những gia đình có con em đang đi học ở các trường cấp 1, cấp 2, mẫu giáo thường ngày phải đi lại bên các "hố tử thần”, chỉ cần vô ý sẩy chân là rơi xuống giếng.

Chủ tịch xã Lê Văn Nhiếu nhấn mạnh: Hiện chúng tôi gặp phải khó khăn trong việc xử lý 10 giếng nước “bẫy người” này. Nguyện vọng của chính quyền địa phương cũng như người dân là cấp trên về thanh lý tài sản hơn tỷ đồng này góp phần giúp xã lấp hết 10 miệng giếng từ dự án nước sạch, nhằm giúp dân có đất để sản xuất; hơn nữa là để bảo vệ tính mạng của người dân, đặc biệt là các em nhỏ.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm