| Hotline: 0983.970.780

Dự án khai thác đồng cỏ bàng: Hiệu quả kinh tế kép

Thứ Năm 21/02/2008 , 11:12 (GMT+7)

Dự án đồng cỏ bàng tại xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho bà con đồng bào dân tộc Khmer, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ những kết quả nêu trên, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định gia hạn đầu tư khai thác DA này giai đoạn 2 từ năm 2007 – 2009.

May nón bàng xuất khẩuVới diện tích đất 2.890 ha, trong đó đất cỏ bàng là 1.025 ha, năng lực sản xuất (SX) hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu bàng của DA đạt 120 ngàn nón và 40 ngàn giỏ xách trong năm thứ nhất, từ năm thứ 5 nâng lên 1,2 triệu nón và 400 ngàn giỏ xách/năm. Đến nay, DA đã SX trên 30 chủng loại mặt hàng mà sản phẩm chủ lực là các loại giỏ, khay bằng bàng.

Tại ấp Trần Văn Thệ, các bà Thị Sal và Thị Nam phấn khởi nói: “Nhờ có DA, thu nhập trung bình của nhân công dệt chiếu đạt khoảng 40 ngàn đồng/ngày, khi có đơn hàng giỏ, thu nhập tăng lên hơn 50 ngàn đồng/ngày. Đối với người dân đan đệm tại nhà, thu nhập chừng 15 - 25 ngàn đồng/ngày. Tuy mức thu nhập chưa cao nhưng gần 2 năm nay gia đình chúng tôi đỡ vất vả hơn trước nhiều lắm”.

Hiện nay tại Phú Mỹ có 200 hộ hợp tác đan đệm bán cho DA. Đáng mừng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của DA khá ổn định. Các loại giỏ chủ yếu xuất sang Nhật Bản, đệm và một số sản phẩm khác bán qua Campuchia, thị trường nội địa là TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa.

Khó khăn lớn nhất là hiện có 80% số hộ Khmer trong vùng DA trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu tiến bộ KHKT chậm. Cây mai dương, loại thực vật ngoại lai này tuy đã được hạn chế nhưng khả năng xâm lấn diện tích đồng cỏ bàng rất cao. Một bờ bao giữ nước dài 3,2 ngàn m với khối lượng 8 ngàn m3 đã được hoàn thành giữ ẩm cho đất để cỏ năn – nguồn thức ăn của sếu đầu đỏ phát triển tốt. Song, hiện tượng cháy đồng cỏ bàng vẫn hay xảy ra vào mùa khô.

Tiến sĩ Trần Triết, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại diện Hội Sếu đầu đỏ Quốc tế tại Việt Nam, cho biết: Trên thực tế, DA đã mang lại hiệu quả kép. Đi đôi với khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp với khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống địa phương, hoạt động bảo tồn sếu đầu đỏ trong khu vực DA đang đi vào ổn định. Qúa trình tuyên truyền, người dân nơi đây đã ý thức được tầm quan trọng của sếu đầu đỏ nên không đặt bẫy săn bắt loài chim này nữa. Nhờ vậy, năm 2006 có 66 con cư ngụ, đến năm 2007 tăng lên 102 con.

Được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ngày 23/1/2008, đoàn chuyên gia nước ngoài cùng đại diện Hội Sếu Quốc tế tại Việt Nam đã đến gặp gỡ Ban quản lý DA và UBND xã Phú Mỹ. Sau khi phỏng vấn Ban quản lý DA, điều phối viên, nhân viên phụ trách kỹ thuật SX, kinh doanh hỏi chuyện trực tiếp một số hộ dân tại đây về nguyện vọng và khả năng nghề nghiệp. Qua đó lập kế hoạch kinh doanh cho DA khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công truyền thống tại Phú Mỹ là một vấn đề hết sức cần thiết, nhằm mở rộng thị trường các sản phẩm đầu ra của DA trong tương lai và xu hướng tổ chức lại SX kinh doanh trong thời gian tới.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Được, Trưởng phòng Khoa học, Sở Khoa học & Công nghệ Kiên Giang, cho biết: Tổng mức đầu tư trong 3 năm 2007 – 2009 của DA là 180 ngàn USD, trong đó vốn Hội Sếu Quốc tế: 150 ngàn USD, vốn giải thưởng cho DA đồng cỏ bàng: 30 ngàn USD, vốn sự nghiệp khoa học tỉnh, đầu tư trồng và dưỡng bàng là 200 triệu đồng.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm