| Hotline: 0983.970.780

Dự án LCASP đem lại hiệu quả thiết thực tại Nam Định

Thứ Hai 25/09/2017 , 10:31 (GMT+7)

Từ khi Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp được triển khai, đến nay trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có hơn 4.000 công trình khí sinh học được xây lắp và đã đi vào hoạt động, đảm bảo được môi trường chăn nuôi.

Theo ông Vũ Hoàng Dũng, Phó Trưởng phòng NN - PTNT huyện Trực Ninh (Nam Định) cho hay: Thời gian qua, toàn huyện đã xây dựng được 445 công trình, trong đó, hầm biogas composite là 370 công trình, còn lại là 75 công trình hầm biogas xây dựng.

“Việc xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi đã mang lại hiệu quả đáng mừng, giảm ô nhiễm môi trường, không còn bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh và giảm chi phí gas cho gia đình đó”, ông Dũng bộc bạch.

Ông Trần Văn Tú (xã Trực Đại, huyện Trực Ninh) chia sẻ: Được dự án LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình đã xây dựng hầm biogas với dung tích 7m3. Từ lúc hầm biogas đi vào hoạt động, tôi cảm thấy hiệu quả rất rõ ràng, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa có gas đun nấu hàng ngày.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh Nam Định cho biết: Từ khi tỉnh Nam Định triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, đến nay toàn tỉnh đã xây, lắp đặp được 4.700 hầm biogas. Dự án đã đem lại hiệu quả rất là lớn như góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, cung cấp nguồn khí đốt cho người dân.

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm