| Hotline: 0983.970.780

Dự án Louis City Hoàng Mai có dấu hiệu huy động vốn trái pháp luật

Thứ Bảy 16/05/2020 , 13:33 (GMT+7)

Chưa xây xong hạ tầng nhưng trên mạng Internet đã có nhiều lời rao mua căn hộ liền kề, biệt thự, shophouse tại Louis City Hoàng Mai, Hà Nội.

Phối cảnh dự án Louis City Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: louiscity.com.

Phối cảnh dự án Louis City Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: louiscity.com.

Chính sách bán hàng ở dự án Louis City Hoàng Mai được quảng cáo như sau: Căn liền kề: 90m2 – 105 m2, Giá bán từ: 70 - 80tr/m2; Shophouse: 120 m2 – 150 m2, Giá bán từ: 80 - 90tr/m2; Biệt thự: 200 m2 – 350 m2, Giá bán từ: 65 - 75 tr/m2.

Giới kinh doanh bất động sản ở Hà Nội cho rằng mức 65-75 triệu/m2 cho biệt thự tại Hà Nội là điều “đáng mơ ước”.

Theo văn bản số 2925/SXD-QLN của Sở Xây dựng Hà Nội, dự án này gồm 254 căn hộ thấp tầng, tương đương 101.518m2 sàn.

Công trình đang bộn bề dang dở. Ảnh: Văn Việt.

Công trình đang bộn bề dang dở. Ảnh: Văn Việt.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng nghiêm cấm chủ đầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà được ứng trước của khách hàng theo quy định pháp luật. Trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động, hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ứng trước của khách hàng, thì phải hoàn lại số tiền huy động sai quy định. Chủ đầu tư cũng phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên thực tế, thời gian qua nhiều trang web, nhân viên môi giới đã chào mời khách đặt tiền mua nhà tại dự án này, dù quá trình thi công mặt bằng còn chưa hoàn thiện.

Tin rao bán trên mạng tràn lan. Ảnh chụp màn hình.

Tin rao bán trên mạng tràn lan. Ảnh chụp màn hình.

Luật sư Trương Anh Tuấn, Giám đốc Cty Luật Trường Sơn, cho biết với các dự án nhà phân lô, thì chủ đầu tư phải hoàn thiện hạ tầng mới được phép rao bán, theo quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản 2014. Với việc chào mời mua nhà tại dự án Louis City Hoàng Mai như trên, luật sư Tuấn cho biết đây là việc vi phạm pháp luật. “Khách hàng đầu tư bất động sản cần hết sức thận trọng, bởi họ không được bảm đảm về mặt pháp lý nếu có rắc rối hoặc tranh chấp xảy ra. Đặc biệt sau dịch Covid-19, kinh tế chưa phục hồi, đầu tư vào các dự án chưa đủ cơ sở pháp lý là điều không nên làm. Nếu thực sự muốn đầu tư vào bất động sản, khách hàng nên tìm đến các luật sư hoặc cty luật uy tín để được tư vấn”, ông Tuấn nói.

Về thông tin được nhiều nhân viên, trang web môi giới đưa ra cho khách hàng Hợp đồng hợp tác kinh doanh do Cty cổ phần bất động sản Galaxy Land đứng ra bán nhà tại dự án Louis City Hoàng Mai, ông Tuấn cảnh báo cần xem xét cơ sở pháp lý.

Theo luật sư Tuấn, hiện dự án nêu trên chưa được phép đưa vào kinh doanh, nên việc một Cty không thuộc diện chủ đầu tư lại đứng ra bán sản phẩm là điều phi lý. Sở Xây dựng Hà Nội cho biết dự án này chỉ có một chủ đầu tư duy nhất là Cty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai.

Luật sư Tuấn cho biết chủ đầu tư phải chịu liên đới trách nhiệm khi bên môi giới bán sản phẩm không đúng luật.

Khoản 1, Điều 55 của Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 nêu rõ: Điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được phê duyệt quy hoạch 1/500 từ năm 2007. Tổng diện tích đất trong ranh giới lập dự án KĐT mới xấp xỉ 23,9 ha. Tổng diện tích được quy hoạch là 125.000 m2, trong đó, đất ở thuộc dự án khu đô thị mới (không tính phần đất thuộc khu di dân và đấu giá) là gần 98.000 m2, diện tích đất ở cao tầng vào khoảng 49.000 m2, thấp tầng gần 48.000 m2 (biệt thự, nhà vườn).

Khi đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC và Công ty CP Đầu tư phát triển Hà Nội (đơn vị lập và hoàn thành quy hoạch dự án) được giao phối hợp với cơ quan chức năng để công bố quy hoạch chi tiết.

Công ty này đã cùng hai doanh nghiệp có liên quan với Tập đoàn Lã Vọng là Công ty cổ phần thương mại Ngôi nhà mới và Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Louis lập ra Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai để thực hiện dự án trên. Tuy nhiên, đến năm 2018, Công ty Cổ phần thương mại Ngôi nhà mới và Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại Louis đồng loạt thoái vốn khỏi Công ty Cổ phần phát triển đô thị Hoàng Mai.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm