| Hotline: 0983.970.780

Dự án mỏ sắt lớn nhất Đông Dương: Nguy cơ đóng cửa vì thiếu vốn

Thứ Năm 06/10/2011 , 09:20 (GMT+7)

Tuy nhiên, điều nan giải nhất hiện nay đối với việc triển khai dự án, theo ông Hồ Đức Bình, TGĐ TIC cho biết thì đó chính là việc thiếu vốn.

Lễ khởi công bóc đất tầng phủ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, năm 2007 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến về quy hoạch dự án mỏ sắt Thạch Khê và tổ hợp NM thép liên hợp Hà Tĩnh.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công nghiệp (cũ) phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo thành lập Cty CP Sắt Thạch Khê (TIC) do Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của các cổ đông chính gồm: Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Cty Thép Việt Nam, Tổng Cty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Cty CP phải có phương án cơ cấu vốn có tính đến sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện Dự án đầu tư NM Thép liên hợp Hà Tĩnh với tỷ lệ cổ phần không quá 30% vốn điều lệ.

Thủ tướng đồng ý cho phép TIC được XK một phần quặng sắt đã qua chế biến để nhập khẩu trở lại quặng sắt có chất lượng cao hơn, trong trường hợp đã cân đối đảm bảo đủ cho nhu cầu nguyên liệu phục vụ SX thép trong nước. Thủ tướng cũng giao TIC chịu trách nhiệm xây dựng dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn/năm để cung cấp cho SX thép trong nước. Sau khi hoàn thiện việc đánh giá tác động môi trường, ngày 24/12/2009, Bộ TN-MT có thông báo cho phép TIC khai thác quặng sắt bằng phương pháp lộ thiên mỏ Thạch Khê thuộc các xã: Thạch Hải, Thạch Đỉnh và Thạch Khê, huyện Thạch Hà.

Báo cáo của TIC cho biết, đến hết tháng 7/2011 Cty đã thực hiện bóc đất tầng phủ được 98%. Khối lượng quặng nguyên khai thác và tiêu thụ đạt gần 1 triệu tấn. Ngoài việc tập trung bóc đất tầng phủ, Cty đã thực hiện việc giải phóng mặt bằng- tái định cư, giải ngân được hơn 276 tỉ đồng để chi trả bồi thường cho trên 750 ha đất ở, đất SXNN...

Tuy nhiên, điều nan giải nhất hiện nay đối với việc triển khai dự án, theo ông Hồ Đức Bình, TGĐ TIC cho biết thì đó chính là việc thiếu vốn. Cụ thể, kể từ ngày khởi công đến nay, tổng chi phí đầu tư vào dự án đã lên đến trên 1.100 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn cổ đông đóng góp đến cuối năm 2010 mới chỉ được 929 tỷ đồng, nhưng tiền mặt lại chỉ có 682 tỷ đồng tức chỉ đạt hơn 50% so với tổng chi phí. Trước tình hình này, Cty đã phải đi vay nợ trả lãi suất ngân hàng và một số nhà thầu khác, đồng thời phải gác lại khoản nợ giải phóng mặt bằng gần 300 tỷ đồng.

Trước bối cảnh khó khăn chồng chất của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê vì thiếu vốn, thiếu cổ đông, ông Hồ Đức Bình, Tổng giám đốc Cty CP Sắt Thạch Khê (TIC) cho rằng, nếu được phép, Cty sẽ khai thác trước 1 triệu tấn quặng thô để bán, thu về trên ngàn tỷ đồng để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Cũng theo ông Bình thì theo kế hoạch, nguồn vốn thực hiện của năm 2011 cần phải có trên 1.000 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay đã gần hết năm mà TIC chưa hề nhận được "đồng cắc" nào từ các cổ đông. Mặt khác, ngày 11/7/2011, Chính phủ lại có thông báo đề nghị 4/9 cổ đông của TIC (gồm Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam) phải thoái vốn tại TIC để tập trung nguồn vốn cho nhiệm vụ SX kinh doanh chính của mình. Điều này càng làm cho TIC thêm thiếu vốn để triển khai dự án và đang lâm vào tình cảnh lao đao.

Ông Đỗ Khoa Văn, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, kiêm Trưởng ban đền bù giả phóng mặt bằng- tái định cư dự án mỏ sắt Thạch Khê lo lắng: "Huyện đang rất cần di dời hơn 500 hộ dân tới 2 khu TĐC tại xã Thạch Khê và Thạch Đỉnh nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Tuy nhiên, do dự án không có vốn để triển khai tiếp nên chúng tôi đang hết sức lo lắng. Người dân trong diện di dời thì luôn bất an. Khi biết tin nguy cơ mỏ sẽ tạm thời đóng cửa vì thiếu vốn, người dân như bị cú sốc lớn".

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm