| Hotline: 0983.970.780

Dự án nước sạch gây phiền toái

Thứ Ba 30/08/2011 , 10:22 (GMT+7)

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sau 2 năm thi công vẫn ì ạch chưa thể đưa vào sử dụng.

Nền gạch bị sụt lún và hư hại
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được khởi công xây dựng từ 10/2009, cho đến nay đã gần 2 năm thi công, công trình vẫn ì ạch chưa thể đưa vào sử dụng. 

Tiền hậu bất nhất

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đức Nhân được khởi công xây dựng vào tháng 10/2009, với tổng mức đầu tư hơn 7,6 tỷ đồng do Trung tâm NSH và VSMTNT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Cty CP Xây dựng Quý Đạt, thị xã Hồng Lĩnh và Xí nghiệp Xây dựng tư nhân Đức Hào. Theo đúng kế hoạch công trình phải hoàn thành vào tháng 10/2010 nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho trên 800 hộ dân với 3.024 nhân khẩu trong toàn xã. Ngoài việc thi công chậm tiến độ, một số hạng mục của công trình còn kém chất lượng.

Ông Hoàng Xuân Việt, Chủ tịch UBND xã Đức Nhân cho biết, lý do dẫn đến thi công công trình chậm tiến độ ngoài yếu tố khách quan do gặp phải mưa lũ, kể cả công tác khảo sát chậm trễ, việc nâng cấp tuyến đê La Giang; nhu cầu quy hoạch đường giao thông... phần nào cũng ảnh hưởng đến thi công của các nhà thầu. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là vốn đối ứng từ phía người dân không kịp thời.

Cũng theo ông Việt, chính quyền xã đang gặp khó khăn trong việc này bởi nguồn vốn Nhà nước cấp cho công trình 75% (trên 4,2 tỷ đồng), còn dân đóng góp 25% (trên 2,2 tỷ đồng). Cho đến nay phần vốn của Nhà nước đã được giải ngân nhưng phần vốn đối ứng từ dân thì chưa thu được đồng nào, mặc cho chủ đầu tư liên tục gửi thông báo yêu cầu xã chuyển tiền đối ứng để các nhà thầu hoàn tất các hạng mục. Để cụ thể với dân lúc thu tiền, UBND xã yêu cầu chủ đầu tư cung cấp cho xã bộ hồ sơ để có cơ sở cho dân tin nhưng chủ đầu tư lại không cung cấp hồ sơ dự toán, vì thế khi khi cán bộ xã đi thu tiền từ dân, dân không nộp, dẫn đến chủ đầu tư phải “hạ giá” xuống tầng nấc.

Thông báo thu nguồn đối ứng từ phía người hưởng lợi ngày 2/8/2010 của chủ đầu tư thì số tiền đối ứng phải đóng góp là hơn 2,2 tỷ đồng. Sau gần 2 tháng dân không nộp nên đến ngày 27/10/2010, chủ đầu tư lại gửi thông báo hạ số tiền đối ứng xuống nhưng dân vẫn không nộp. Đến ngày 17/3/2011, chủ đầu tư lại tiếp tục gửi thông báo “hạ giá” mức thu xuống còn  hơn 1,5 tỷ đồng.

Thiết nghĩ, đối với một công trình đầu tư thiết yếu phục vụ nước sạch cho người dân, dự án phải được các cấp từ Bộ ngành Trung ương đến tỉnh phê duyệt, với mục đích ý nghĩa, Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân phải đóng góp 25% (giá trị hơn 2,2 tỷ đồng) nhưng không hiểu sao mà chủ đầu tư lại “tiền hậu bất nhất”, quá tam 3 lần, dẫn đến mất lòng tin từ dân đối với công trình.

Chưa bàn giao đã hỏng

Không chỉ thi công ì ạch, thiếu sự nhất quán trong việc thu tiền đối ứng của nhân dân, công trình cấp nước sinh hoạt xã Đức Nhân còn khiến chính quyền và nhân dân trong vùng hưởng lợi rất bức xúc. Ông Việt nói: “Chủ trương của tỉnh đầu tư công trình nước sạch cho dân chúng tôi rất phấn khởi, nhưng niềm tin của dân phần nào bị giảm sút bởi công trình đang trong thời kỳ xây dựng nhưng một số hạng mục đã bị xuống cấp lún sụt, nứt nẻ toang hoác".

Nói về sự cố này, một cán bộ huyện Đức Thọ cho rằng việc công trình chậm tiến độ và chất lượng không đảm bảo là do chủ đầu tư thiếu sự phối hợp với chính quyền huyện, xã. Phía huyện chỉ được biết xã Đức Nhân được đầu tư xây dựng công trình nước sạch với số tiền trên 7,6 tỷ đồng, còn lại tất cả các thông số kỹ thuật, thiết kế, đơn vị thi công, hình thức thu đối ứng... huyện đều không hề hay biết gì. “Hồ sơ không thông qua huyện mà chỉ thấy chủ đầu tư gửi ba bốn giấy thông báo yêu cầu huyện chỉ đạo xã thu đối ứng gấp”, vị cán bộ này bức xúc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất