| Hotline: 0983.970.780

Dự án TNR Stars Đồng Văn: Rao bán tài sản tranh chấp, móc ngoặc cán bộ cùng kiếm lợi

Thứ Năm 21/03/2019 , 09:05 (GMT+7)

Một doanh nghiệp tham lợi, bất chấp uy tín của mình là chuyện thường nhưng sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm cho xã hội khi doanh nghiệp này biết câu kết với những cán bộ thoái hóa, biến chất để vận dụng quyền lực nhà nước cùng kiếm lợi.

Gieo họa để hưởng lợi

Khu đất xây dựng dự án Khu công nghiệp Đồng Văn II (TNR Stars Đồng Văn) có diện tích khoảng 46,1ha, được thiết kế thành 66 lô biệt thự và 1.570 lô liền kề nhưng do đang có tranh chấp nên các nhà đầu tư đều hiểu rằng nếu đầu tư vào dự án TNR Stars Đồng Văn sẽ có thể gánh chịu nhiều hệ quả pháp lý. Vì vậy, để hỗ trợ bán hàng, TNR Stars Đồng Văn đã đề xuất UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định 1753 ngày 1/10/2018 quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở phục vụ TNR Star Đồng Văn.

Biển giới thiệu dự án TNR Stars Đồng Văn

Quyết định trên ban hành sẽ được dân chúng tiếp nhận là một văn bản pháp lý để thúc đẩy quá trình thực hiện dự án và Cty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam - doanh nghiệp nắm cổ phần chi phối của Dự án (gọi tắt là Cty CPTĐ ĐTPTVN) có thể dựa vào văn bản này để quảng bá, bán đất dự án, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thuộc sở hữu của các nhà đầu tư và của các cổ đông đang tranh chấp.

Hiện thông tin rao bán đất của dự án TNR Star Đồng Văn vẫn đăng tràn lan trên mạng với mức giá từ 7 -12 triệu đồng/m2. Mức giá này, kèm theo Quyết định mới toanh vừa ban hành của UBND tỉnh Hà Nam và những lời cam kết đường mật về thời hạn bàn giao sổ đỏ, thì không loại trừ việc sẽ có những nhà đầu tư “vội vàng” sập bẫy. Mà một khi tiền đã lọt vào túi của doanh nghiệp này vô cùng khó lấy lại, cam kết trong Hợp đồng tuy có cũng như không. Điều này đã được chứng minh bằng thực tế, khi Cty CPTĐ ĐTPTVN từ chối tiếp tục thực hiện 31 hợp đồng đã kí kết của các cổ đông sáng lập.

Chiếu theo luật định, thì việc ký hợp đồng mua bán khi dự án chưa đủ điều kiện mở bán hoặc đang có tranh chấp pháp lý là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi tài sản đang có tranh chấp thì có thể sẽ bị cơ quan chức năng ra quyết định kê biên, phong tỏa, cấm chuyển dịch, thay đổi tài sản cho tới khi xác định rõ quyền lợi của các bên liên quan. Nếu trong thời gian tài sản tranh chấp vẫn chưa được xác định quyền lợi thuộc về bên nào mà không bị cơ quan chức năng kê biên, phong tỏa, cấm chuyển dịch, thay đổi thì tính pháp lý của tài sản cũng không được đảm bảo.

Cty CPTĐ ĐTPTVN hiểu rõ quy định này nhưng vẫn tìm mọi cách bán đất cho các nhà đầu tư. Nếu giao dịch trót lọt, vụ án sẽ phát sinh thêm nhiều quan hệ lợi ích phức tạp, khó giải quyết triệt để quyền lợi của các bên, dẫn đến tranh chấp kéo dài. Lúc ấy, người chịu thiệt là các cổ đông sáng lập và các nhà đầu tư mới, còn Cty CPTĐ ĐTPTVN một mình ôm tiền rủng rỉnh.

Pháp luật cần sớm ngăn chặn

Việc Cty CPTĐ ĐTPTVN rao bán tài sản đang tranh chấp là không đúng với các quy định của pháp luật và sẽ mang lại hậu quả cho nhiều nhà đầu tư khác trong tương lai. Nó chứng minh doanh nghiệp này bất chấp mọi thủ đoạn chỉ cần thu được tiền từ các nhà đầu tư mà hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của đối tác.

Một doanh nghiệp tham lợi, bất chấp uy tín của mình là chuyện thường nhưng vấn đề sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm cho xã hội khi doanh nghiệp này biết câu kết với những cán bộ thoái hóa, biến chất để vận dụng quyền lực nhà nước cùng kiếm lợi.

Trong dự án TNR Đồng Văn II, bài toán thôn tính đầu tiên của Cty CPTĐ ĐTPTVN là phải câu kết với ông Nguyễn Văn Hợi, trưởng Phòng ĐKKD thuộc Sở KH-ĐT tỉnh Hà Nam, bỏ qua những thủ tục pháp luật cần thiết, sớm “hất cẳng” những cổ đông sáng lập để chiếm quyền định đoạt doanh nghiệp rồi từng bước hủy bỏ cam kết hợp đồng gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Kế tiếp, đề xuất với tỉnh ra quyết định hành chính ngay trong thời gian tòa đang thụ lý vụ án tranh chấp nhằm tạo dựng “niềm tin pháp lý” để bán đất thu lợi, chuyển rủi ro cho các nhà đầu tư mới.

Hành vi câu kết giữa Cty CPTĐ ĐTPTVN với một số cán bộ tỉnh Hà Nam không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của tỉnh, tạo tâm lý bất an cho các nhà đầu tư mà còn mang lại hậu quả thiệt hại kinh tế nặng nề.

Theo luật sư Hoàng Huy Được - Trưởng VP Luật sư Hoàng Minh thì những hành vi trên cần phải được điều chỉnh bằng luật Hình sự bởi đã có đầy đủ dấu hiệu của một vụ án Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trong đó một số cán bộ tỉnh Hà Nam đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lạm quyền khi thi hành công vụ.

Để bảo vệ môi trường đầu tư lành mạnh của tỉnh Hà Nam, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, thiết nghĩ các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam cần sớm có biện pháp ngăn chặn không để Cty CPTĐ ĐTPTVN tiếp tục gây hại cho các nhà đầu tư khác cũng như xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật đối với hành vi tiếp tay cho doanh nghiệp của những cán bộ vi phạm.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.