| Hotline: 0983.970.780

Dự án trăm tỷ sau 3 năm vẫn là bãi đất hoang, dân 'dài cổ' ngóng chờ

Thứ Ba 14/03/2017 , 13:15 (GMT+7)

Vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp khi thu hồi đất, triển khai dự án nhưng Cty TNHH VN Nam Đàn Vạn An đã khiến người dân xã Thanh Thủy (Thanh Chương, Nghệ An) vỡ mộng. Dự án Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao với tổng mức đầu tư 217 tỷ đồng sau 3 năm triển khai vẫn chỉ là bãi đất trống.

Chiếc “bánh vẽ”

Ông Dương Văn Bảo là 1 trong số 19 hộ dân tại xóm 8, xã Thanh Thủy nhường đất ở cho Cty VN Nam Đàn Vạn An đóng ở xã Nam Giang, huyện Nam Đàn triển khai Dự án Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao. Ngoài ra còn có rất nhiều hộ nhường đất nông nghiệp cho dự án với hi vọng sẽ được tạo công ăn việc làm với mức thu nhập cao.

22-10-53_con-duong-trong-khu-tdc-khong-duoc-ri-nhu-nhu-loi-hu-cu-nh-du-tu
Con đường không được rải nhựa như lời hứa của chủ đầu tư
 

Về nơi ở mới, mỗi hộ dân được nhận 200m2 đất ở theo phương án đất đổi đất. Một số gia đình còn phải bù thêm tiền chênh lệch giá đất ở giữa nơi ở cũ và nơi ở mới.

Theo ông Bảo, để thuyết phục người dân nhanh chóng nhường đất cho dự án, ngoài khoản đền bù theo quy định thì Cty VN Nam Đàn Vạn An đã hỗ trợ 19 hộ di dời về khu tái định cư (TĐC) mới số tiền 100 triệu đồng/hộ; hứa sẽ hỗ trợ những người trên 50 tuổi của 19 hộ dân từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng đến suốt đời.

Những hộ nhường đất ở cho dự án sẽ được ưu tiên 1 lao động vào làm việc tại Cty khi dự án hoàn thành. Trong thời gian dự án chưa đi vào hoạt động, mỗi lao động nói trên sẽ được hưởng lương 3 triệu đồng/tháng…

Tuy nhiên, tính đến đầu năm 2017, toàn bộ khu đất thu hồi triển khai dự án vẫn chỉ là một bãi đất hoang, được quây tôn, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Những lời hứa cũng chỉ được thực hiện nửa vời, một số lời hứa bị lãng quên.

22-10-53_khu-dt-bo-hong-duoc-chu-du-tu-quy-ton-tu-nhieu-nm-ny
Toàn bộ khu đất thu hồi triển khai dự án vẫn chỉ là một bãi đất hoang, được quây tôn, nội bất xuất, ngoại bất nhập
 

“Số tiền hỗ trợ những người từ 50 tuổi trở lên chỉ thực hiện được 1 năm thì cắt mà không có lý do. Con đường trước nhà các hộ dân được hứa sẽ làm đường nhựa, xây cầu nối từ khu TĐC sang đường lớn cũng không được thực hiện.

22-10-53_chiec-cu-dn-sinh-cung-chu-duoc-xy-dung
Chiếc cầu dân sinh chưa được xây dựng
 

Đây là khu vực sát chợ thị tứ, đường đất, trời nắng thì bụi bặm, mưa nước đọng bẩn thỉu. Cây cối trong vườn cũ, Cty hứa mua lại nhưng nay không trả tiền, hiện cũng bị chặt trộm gần hết.

Nan giải nhất vẫn là diện tích đất ở TĐC quá ít ỏi. Ban đầu người dân nghĩ sẽ có công ăn việc làm, không cần phải chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp nữa thì chừng đó đất ở cũng tạm ổn. Nhưng 3 - 4 năm đã qua, không có công ăn việc làm, phải chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp trong một không gian quá chật hẹp khiến khu dân cư bị ô nhiễm, nguồn thu không có, tiền đền bù hỗ trợ đã xây dựng nhà cửa hết rồi, cuộc sống rất khó khăn”, ông Bảo bức xúc.

22-10-53_nuoc-dong-khong-co-loi-thot-gy-o-nhiem-xung-qunh-khu-tdc
Nước đọng không có lối thoát gây ô nhiễm
 

Gia hạn đến bao giờ?

Để dự án nhanh chóng được triển khai và đi vào hoạt động, UBND huyện Thanh Chương và xã Thanh Thủy đã tích cực giải phóng mặt bằng và đến tháng 7/2014, địa phương đã bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.

Cty VN Nam Đàn Vạn An đã cam kết khởi công xây dựng trong tháng 8 hoặc tháng 9/2014. Thế nhưng, đến nay dự án vẫn án binh bất động. Trước tình trạng hàng chục ha đất đai bị bỏ hoang rất lãng phí, thiếu đất sản xuất, mới đây người dân đã thuê máy cày đất trồng sắn. Tuy nhiên, phía Cty đã huy động lực lượng đến đuổi người dân ra khỏi khu vực này.

22-10-53_ong-bo-buc-xuc-vi-nh-du-tu-boi-tin
Ông bảo bức xúc vì nhà đầu tư bội tín
 

Được biết, tại Nghệ An, Cty VN Nam Đàn Vạn An đã được cấp giấy phép đầu tư 3 dự án công nghệ cao với tổng kinh phí gần 3.000 tỷ đồng. Riêng Dự án Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao tại xã Thanh Thủy có tổng mức đầu tư 217 tỷ đồng, quy mô 33ha được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng số 5860/QĐ.UBND-CNTM vào ngày 7/12/2013.

Theo bản thuyết trình, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ có công suất khoảng 250 nghìn tấn nguyên liệu lá (sả)/năm. Tất cả nguyên liệu đầu vào sẽ do người dân tự trồng và bán lại cho nhà máy. Nhà đầu tư cam kết mua sản phẩm với mức giá mang lại thu nhập cho người dân cao hơn 200 - 300% so với trồng lúa hay hoa màu khác.

Trong quyết định này, UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ cam kết là đưa dự án vào hoạt động trong quý I/2015 và sẽ bị thu hồi đất nếu chậm tiến độ. Phía Cty VN Nam Đàn Vạn An cũng cam kết triển khai dự án và đi vào hoạt động đúng lộ trình.

Thế nhưng, tháng 6/2015, phía Cty VN Nam Đàn Vạn An đã có công văn gửi UBND tỉnh Nghệ An xin giãn tiến độ thực hiện dự án đến tháng 6/2017, với lý do thổ nhưỡng không phù hợp với cây tinh dầu, cơ sở hạ tầng không thuận lợi… Động thái này đã được UBND tỉnh Nghệ An đồng ý, giãn thời gian triển khai dự án đến tháng 6/2017.

Trong lúc dự án được gia hạn thì vẫn có hàng chục hộ gia đình, hàng trăm con người ngóng chờ công ăn việc làm. Thiếu công ăn việc làm, cuộc sống người dân đang gặp nhiều khó khăn kéo theo nhiều hệ lụy.

+ Ông Phan Duy Trinh, Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy cho biết, lúc đầu xã cũng đau đầu với nhiều khoản “nợ” mà phía Cty TNHH VN Nam Đàn Vạn An đã hứa. Nhưng sau đó, Cty đã về làm việc và trả thêm 6 tháng các chế độ, người dân đã chấp nhận phương án dừng chi trả (?).

+ Người dân ở đây cho biết, trước việc Cty cắt các chế độ hỗ trợ không có lý do, ngày 14/8/2015, nhiều hộ dân đã xuống trụ sở Cty TNHH VN Nam Đàn Vạn An để “đòi nợ”. Phía Cty đã về, trả các chế độ thêm 6 tháng nữa rồi lại cắt chế độ cho đến nay.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm