| Hotline: 0983.970.780

Dự báo lũ về hồ chứa chưa chính xác, kịp thời

Thứ Sáu 30/11/2018 , 06:50 (GMT+7)

Ngày 29/11, tại TP Huế (Thừa Thiên - Huế), Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Hội nghị Nâng cao hiệu quả chống lũ các hồ chứa khu vực miền Trung và Tây Nguyên và tích nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt năm 2019.

Chỉ ra những hạn chế cần khắc phục

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục Trưởng Tổng cục PCTT, UVTT Ban chỉ đạo Tung ương về PCTT cho biết trước những diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, sự phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, trong đó có hồ chứa (thủy điện, thủy lợi) đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức, khó khăn mới cho công tác chỉ đạo điều hành liên hồ chứa để đảm bảo an toàn trước thiên tai.

15-36-02_du_bo_1
Quang cảnh hội nghị

Đánh giá về quá trình vận hành liên hồ chứa trong các năm 2016, 2017 và những tháng đầu năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT cho biết vận hành hồ chứa thời gian qua phát huy được nhiệm vụ cắt lũ tiểu mãn, lũ sớm và giảm lũ chính vụ. Tuy nhiên hồ chứa khu vực miền Trung - Tây nguyên chủ yếu vừa và nhỏ, không có dung tích phòng lũ, địa hình dốc, dòng chảy biến động lớn theo vùng và thời gian, địa hình cao và khá gần các cửa sông, thời gian truyền lũ nhanh, dẫn đến hạn chế về chất lượng và thời hạn cảnh báo, dự báo. Do biến đổi khí hậu, biến động thời tiết, khí hậu tại khu vực nên rất bị động và khó khăn trong ứng phó.  

Ngoài ra, hiện lưới trạm đo mưa ở hầu hết các khu vực sông còn khá thưa, đặc biệt là vùng thượng lưu với mật độ 760km2/trạm nên chưa đáp ứng yêu cầu tính toán dự báo lũ. Đặc biệt, công tác dự báo lũ về hồ chứa chưa chính xác và kịp thời do chưa dự báo chính xác được lượng mưa và thiếu trạm quan trắc khí tượng thủy văn, số liệu dự báo chưa thống nhất, còn sai lệch nhiều. Tình trạng này dẫn đến việc tham mưu ban hành lệnh vận hành điều tiết giảm lũ cho hạ du còn bị động, rất khó khăn cho công tác quyết định vận hành.

Cùng với đó là phương thức kết nối, truyền dữ liệu tự động từ các hồ chứa về các cơ quan dự báo, điều hành còn hạn chế, chưa đồng bộ. Khi các hồ chứa đồng thời vận hành điều tiết để đưa các mực nước hồ về mực nước đón lũ dẫn đến mực nước ở hạ du sông lên rất nhanh. Trong mùa cạn các thủy điện gần như chỉ phát điện trong giờ cao điểm và ngừng hoạt động trong các giờ thấp điểm nên chế độ dòng chảy trên sông biến động lớn trong ngày. Một số thủy điện hoạt động chuyển nước dẫn đến việc tranh chấp sử dụng nước ở hạ lưu sông, ảnh hưởng nước sản xuất, sinh hoạt trong mùa cạn của người dân. Bên cạnh đó lực lượng tham mưu, giúp việc cho các ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh còn yếu, dẫn đến bị động trong công tác tham mưu.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia những năm gần đây việc xây dựng và đưa vào vận hành các hồ chứa thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã ảnh hưởng rất lớn đến chế độ thủy văn trên sông, phá vỡ quy luật tự nhiên. Do đó việc dự báo thủy văn nói chung và dự báo phục vụ quy trình vận hành hồ chứa gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hồ chứa chuyển thông tin về Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn còn rất chậm, một số hồ nhiều ngày không chuyển thông tin.
 

Ưu tiên nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Tổng cục Thủy lợi của Bộ NN-PTNT cho biết 14 tỉnh thành miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có 2.393 hồ chứa, trong đó có 330 hồ lớn và 2.063 hồ chứa vừa và nhỏ. Năm 2017, cả nước có xảy ra 23 sự cố hồ, đập thì khu vực miền Trung đã có đến 17 hồ gặp sự cố. 

15-36-02_du_bo_2
Về mùa mưa lũ, người dân hạ du ở miền Trung rất sợ những công trình thủy điện như thế này xả lũ

Thời gian qua, các giải pháp được Tổng cục Thủy lợi đưa ra tập trung thực hiện ứng phó mưa lũ gồm tổng hợp rà soát toàn bộ các hồ chứa, lập danh sách các hồ chứa nước xung yếu, trọng điểm bảo đảm an toàn, chủ động vận hành hạ thấp mực nước tránh xả lũ gây ngập, lụt nhân tạo ở vùng hạ du, triển khai các phương án bảo đảm an toàn công trình đầu mối, hồ chứa xung yếu, hồ chứa có cửa van.

Chỉ tính riêng hồ Tả Trạch của lưu vực sông Hương (Thừa Thiên - Huế), hồ Nước Trong thuộc lưu vực sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), hồ Phú Ninh (Quảng Nam) đã cắt giảm được tổng lũ 631 triệu m3/tổng số 1,27 tỷ m3 nước về hồ, chiếm tỷ lệ 50%, góp phần giảm ngập lụt đáng kể cho hạ du, đồng thời giữ được an toàn cho các công trình đầu mối.

Đại diện lãnh đạo các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên kiến nghị theo nhận định tình hình khí tượng thủy văn trạng thái Ennino tại Miền Trung - Tây Nguyên được dự báo duy trì trong các tháng cuối năm 2018 và nửa đầu năm 2019, tổng lượng mưa các tháng cuối năm 2018 và từ tháng 1 đến 4/2019 phổ biến ở mức thấp hơn cùng kỳ năm trước đến 50%, hầu như không có mưa trong tháng đầu năm 2019 nên tình trạng thiếu hụt nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân rất rõ ràng. Vì vậy đề nghị Bộ Công thương xem xét chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam không huy động các NM thủy điện tham gia thị trường điện để ưu tiên nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết hiện tỉnh có 56 hồ thủy lợi và 6 hồ thủy điện đã vận hành với dung tích khoảng 2 tỷ m3, công suất lắp máy là 330,3 MW. Việc triển khai xây dựng kịch bản vỡ đập và bản đồ ngập lụt hạ du cho toàn bộ khu vực sông Hương do sự cố vỡ đập rất phức tạp, có kinh phí lớn. Tỉnh kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh chỉ đạo các chủ hồ đập phối hợp với địa phương để bố trí kinh phí và chọn tư vấn đủ năng lực để thực hiện.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm